Vĩnh Phúc: Đầu tư cho Công nghệ thông tin và Bưu chính, Viễn thông là đầu tư cho phát triển

Thứ năm, 08/04/2010 14:08

Sáng ngày 7/4, Ban thường vụ Tỉnh ủy họp, nghe Sở Thông tin và Truyền thông và đơn vị tư vấn báo cáo Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin (CNTT) và Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông (BCVT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng chí Trịnh Đình Dũng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

img

Quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đề ra mục tiêu đến năm 2020, 100% các trao đổi thông tin, gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan Đảng, nhà nước cấp huyện, thị trong tỉnh với các cơ quan Trung ương được thực hiện trong môi trường mạng và vận hành tích hợp trong khuôn khổ hệ thống thông tin quản lý văn bản điều hành; 100% các doanh nghiệp lớn có website riêng hoặc tham gia hoạt động tại sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu, sản phẩm; 100% các điểm văn hoá xã được kết nối Internet băng thông rộng, mở rộng kết nối Internet đến 70% các điểm truy cập cấp thôn, xóm; 100% các bệnh viện tuyến tỉnh có mạng LAN, kết nối Internet và sử dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; tốc đọ tăng trưởng công nghiệp phần cứng và điện tử đạt 30 – 40%; xây dựng một số công ty có thương hiệu và sản phẩm phần mềm được công nhận trên địa bàn tỉnh… Nội dung Quy hoạch tập trung đề xuất các giải pháp ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, nhà nước, phục vụ sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực đời sống xã hội. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2030 cũng là một trong những nội dung quan trọng của Quy hoạch. Theo đó, đến năm 2030 Vĩnh Phúc phấn đấu là một địa phương cung cấp nguồn nhân lực lớn về CNTT cho đất nước.

Theo quy hoạch phát triển Bưu chính, viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu đến năm 2015, 100% hệ thống các điểm bưu điện văn hoá xã cung cấp dịch vụ Internet băng rộng; doanh thu dịch vụ bưu chính, chuyển phát tăng bình quân 25%/năm; ngầm hoá 70% hạ tầng mạng ngoại vi khu vực thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên; toàn tỉnh có 55% dân số sử dựng Internet, mật độ điện thoại đạt 120 thuê bao/100dân. Đến năm 2020 100% nhu cầu về dịch vụ bưu chính cũng như dịch vụ viễn thông của người dân được đáp ứng, ngầm hoá 90% hạ tầng mạng ngoại vi khu vực thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên…Đến năm 2030, bưu chính phát triển hội tụ với viễn thông và tin học, dịch vụ cung cấp rộng rãi trên mọi lĩnh vực, thị trường mở cửa hoàn toàn bình đẳng; viễn thông phát triển theo hướng hội tụ đa ngành, hạ tầng mạng cáp quang thay thế toàn bộ mạng cáp đồng và phát triển theo hướng ngầm hoá mạnh mẽ… 

Hầu hết các đại biểu thống nhất quan điểm, mục tiêu đề ra trong 2 Quy hoạch. Trước thực trạng hạ tầng CNTT, BCVT và hệ thống cơ chế, chính sách của tỉnh trong lĩnh vực này còn hạn chế, Quy hoạch đã đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, đồng thời, đánh giá đúng tầm quan trọng của CNTT trong các cơ quan Nhà nước và sự phát triển một số ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng còn một số hạn chế về tầm nhìn và giải pháp, nên phân tích và so sánh với một số tỉnh xung quanh để có đánh giá chính xác. Cũng có ý kiến cho rằng, nên bổ sung thêm hệ thống thông tin về Hội người Cao tuổi và hoat động nhân đạo; đặt ra mục tiêu rộng hơn phổ cập đến với người dân.  

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Đình Dũng khẳng định sự cần thiết của Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xuất phát từ vai trò và thực trạng CNTT và BCVT của tỉnh. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thống nhất quan điểm, mục tiêu của hai Quy hoạch; đồng thời nhấn mạnh quan điểm đầu tư cho CNTT và BCVT là đầu tư cho phát triển để từ đó nâng cao chất lượng con người, phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với sự phát triển của thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai. Đồng chí cũng lưu ý, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, Quy hoạch hạ tầng CNTT và BCVT nên có minh họa, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hạ tầng; giao Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh bổ sung, hoàn thiện Quy hoạch, trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển.  

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiếp tục nghị sự các nội dung: Cho ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; thông qua Quy chế phối hợp giữa Ủy Ban Kiểm tra Tỉnh ủy với Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top