(Mic.gov.vn) -
Năm 2007 vừa qua, Ngành bưu chính, viễn thông (BCVT) và Công nghệ thông tin (CNTT) đã có những bước phát triển rất nhanh, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Bộ và tỉnh đã giao; Công tác quản lý nhà nước về BCVT & CNTT tiếp tục được tăng cường. UBND tỉnh đã củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT; cho chủ trương thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin & Truyền thông thuộc Sở để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực chuyên ngành. Một số đề án, dự án đã được Sở BCVT tiếp nhận và thực hiện như: Đề án 112 từ Văn phòng UBND tỉnh về Sở BCVT; Quy hoạch Phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt; Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đang được khẩn trương hoàn thiện. Chương trình viễn thôn
Năm 2007 vừa qua, Ngành bưu chính, viễn thông (BCVT) và Công nghệ thông tin (CNTT) đã có những bước phát triển rất nhanh, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Bộ và tỉnh đã giao; Công tác quản lý nhà nước về BCVT & CNTT tiếp tục được tăng cường. UBND tỉnh đã củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT; cho chủ trương thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin & Truyền thông thuộc Sở để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực chuyên ngành. Một số đề án, dự án đã được Sở BCVT tiếp nhận và thực hiện như: Đề án 112 từ Văn phòng UBND tỉnh về Sở BCVT; Quy hoạch Phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt; Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đang được khẩn trương hoàn thiện. Chương trình viễn thông công ích theo Quyết định số 74/2006/QĐ-TTg ngày 07/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Bộ Thông tin & Truyền thông và của UBND tỉnh đã và đang được thực hiện. Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Gia Lai ứng dụng CNTT theo Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ Hội nhập và phát triển đã triển khai tại tỉnh từ năm 2007. Đã tham mưu, phối hợp tổ chức thành công một số hội thảo ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, y tế...
Ngoài ra, công tác đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính, viễn thông luôn được chú trọng, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 07/2007/CT-UBND ngày 02/5/2007 “Về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh trong cung cấp và sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet, tổ chức Hội nghị “Đảm bảo an toàn, an ninh mạng”; các doanh nghiệp BCVT đều có phương án bảo vệ mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn, nhất là hệ thống cáp quang, cáp đồng (truyền dẫn), trạm phát sóng BTS, máy thu phát sóng vô tuyến điện; các điểm phục vụ, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng đi qua trên địa bàn.;
Ứng dụng CNTT vào các hoạt động lãnh đạo điều hành, tác nghiệp đã có bước phát triển đáng kể, UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính Nhà nước phục vụ cải cách hành chính (Chỉ thị số 14/2007/CT-UBND ngày 19/7/2007). Đến nay, có khoảng 90% cơ quan nhà nước có kết nối mạng Internet. Một số đơn vị đã sử dụng ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý Nhà nước tại đơn vị. Triển khai các nội dung về hợp tác phát triển CNTT & TT hỗ trợ công tác giúp xã trọng điểm (xã Ia Trôk, huyện Ia Pa do tỉnh phân công): được duy trì thường xuyên.
Lĩnh vực bưu chính viễn thông đã có bước phát triển đáng kể. Trước xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, ngành bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh cũng đã có nhiều sự đổi mới, thích nghi và phát triển theo hướng đa dịch vụ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bưu chính, viễn thông. Doanh thu BCVT phát sinh trong năm đạt khoảng 360.240 triệu đồng, vượt 31% kế hoạch năm. Hoạt động Bưu chính trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Bán kính phục vụ bình quân đạt 3,7 km/điểm phục vụ, mật độ phục vụ bình quân đạt 3.328 người/điểm phục vụ. Mạng đường thư ngày càng được mở rộng, tần suất chuyến thư tăng. Các điểm bưu điện văn hoá xã hiện đang triển khai cung cấp các dịch vụ công ích và cung cấp sách, báo, cùng với dịch vụ truy nhập Internet cho người dân. Việc phát báo, công văn phục vụ các cấp chính quyền và nhân dân được thực hiện kịp thời và đầy đủ; có 197/209 xã, phường, thị trấn có báo đến trong ngày, đạt 94%.
Số lượng thuê bao Internet phát triển rất nhanh so với năm 2006, đặc biệt là đường truyền băng thông rộng ADSL. Tính đến cuối năm 2007, có 5.510 thuê bao Internet (trong đó thuê bao ADSL, xDSL là 4.650 TB), đạt 111% kế hoạch năm. Đại lý Internet trên toàn tỉnh hiện nay là 307 đại lý, hoạt động ổn định.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT trên địa bàn tỉnh còn chưa tương xứng tốc độ phát triển chung của cả nước. Công nghiệp công nghệ phần mềm, phần cứng chưa phát triển. Việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước tại tỉnh nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế và chưa theo kịp tốc độ cải cách hành chính của tỉnh. Hầu hết mạng LAN chưa được đầu tư nâng cấp phù hợp với cơ cấu tổ chức và cũng chưa phát huy được hiệu quả của mạng nội bộ; chưa quan tâm đến việc đầu tư phần mềm ứng dụng và tin học hóa các dịch vụ công ; công tác đào tạo tuy có nhưng chưa toàn diện và triệt để ở các vị trí công việc; chưa tận dụng được thông tin trên Internet; còn nhiều lúng túng trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư về CNTT. Việc bố trí ngân sách sự nghiệp nhà nước cho hoạt động CNTT còn quá ít, có nơi chưa có nên chưa đáp ứng ứng được yêu cầu thực tiễn; thiếu chủ động trong việc tổ chức triển khai các hoạt động như tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực ngành; các hoạt động nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT; hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu và các dịch vụ công ...
Trong năm 2008 ngành BCVT & CNTT Gia Lai tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu như: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn với chương trình Chính phủ điện tử. Xây dựng mô hình Văn phòng điện tử, mạng diện rộng và xây dựng WebSite một số Sở, ngành; xây dựng cổng thông tin điện tử của tỉnh và một số dịch vụ công trên mạng. Củng cố hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước chuyên ngành từ tỉnh đến huyện đủ về số lượng và có chất lượng. Triển khai thực hiện kế hoạch giai đoạn 2008-2010 và hàng năm cho ứng dụng CNTT. Tăng cường đào tạo, tập huấn QLNN về thông tin và truyền thông (tổ chức các lớp quản trị mạng, Internet, tin học văn phòng, mạng WAN, an ninh mạng, quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông,...). Tiếp tục phối hợp với Sở Bưu chính Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Bưu chính Viễn thông thành phố Đà Nẵng triển khai các nội dung về hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông, các trạm thu phát sóng (BTS); thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn mạng lưới, an toàn và an ninh thông tin. Tổ chức triển khai tốt chương trình Viễn thông công ích và các dự án viễn thông. Chỉ đạo phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông, Internet thông suốt đến cấp huyện và một số xã, phường thuộc tỉnh. Quản lý tốt hoạt động của các thuê bao điện thoại, trong đó có di động trả trước. Tiếp nhận chức năng, nhiệ vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình từ ngành Văn hóa Thông tin chuyển sang. Phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch tỉnh và Bộ giao, đến cuối năm phấn đấu mật độ điện thoại đạt hơn 17 máy/100 dân. Tăng số điểm phục vụ, đặc biệt là đại lý đa dịch vụ; phát triển thêm điểm truy nhập Internet tại Bưu điện văn hoá xã. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ Internet, nâng tổng số thuê bao Internet đạt hơn 6.300 TB (trong đó có 5.700 TB băng thông rộng ADSL, xDSL). Doanh thu năm 2008 của các doanh nghiệp BCVT trên địa bàn đạt hơn: 450.300 triệu đồng.
Để nâng cao năng lực quản lý, khắc phục dần những tồn tại, hạn chế, bất cập trong phát triển lĩnh vực ngành nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển BCVT và ứng dụng CNTT trên địa bàn, các đại biểu dự Hội nghị đều thống nhất đề nghị Bộ Thông tin & Truyền thông sớm có các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực CNTT như : hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; hướng dẫn việc lập và phân bổ kế hoạch ngân sách hàng năm chi cho CNTT theo quy định của Luật CNTT; hướng dẫn việc định giá phần mềm và thẩm định các dự án CNTT; hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo CNTT các cấp; quan tâm giúp các tỉnh vùng sâu, vùng xa, khó khăn và có nhiều vấn đề về an ninh chính trị như Gia Lai với các hình thức: đầu tư bằng các dự án về BCVT và CNTT, kêu gọi sự hỗ trợ từ các tỉnh thành mạnh và các doanh nghiệp ...Đề nghị lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và phục vụ cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế, giáo dục, ... tỉnh cần có Nghị quyết về đầu tư phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện để Trung tâm CNTT&TT trực thuộc Sở sớm ổn định và hoạt động có hiệu quả./.