Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin đầu tiên trong cả nước

(Mic.gov.vn) - 

Sau hơn 2 năm chuẩn bị, Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 4383/QĐ-UBND ngày 27/9/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Đây là Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin đầu tiên trong cả nước được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho học viên, các chương trình phát triển nhân lực công nghệ thông tin và các dự án đầu tư về đào tạo công nghệ thông tin.


Sau hơn 2 năm chuẩn bị, Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 4383/QĐ-UBND ngày 27/9/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Đây là Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin đầu tiên trong cả nước được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho học viên, các chương trình phát triển nhân lực công nghệ thông tin và các dự án đầu tư về đào tạo công nghệ thông tin.

Quỹ phát triển nhân lực có nguồn vốn khi thành lập được cấp ban đầu là 20 tỷ đồng, trực thuộc Sở Bưu chính, Viễn thông thành phố. Địa chỉ giao dịch của Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh tại Sở Bưu chính, Viễn thông thành phố Hồ Chí Minh, số 59 Lý Tự Trọng, Quận 1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM

Hoạt động cho vay nhằm cung cấp học phí cho học viên theo học các chương trình công nghệ thông tin, các tổ chức có nhu cầu đào tạo cho nhân viên nâng cao trình độ công nghệ thông tin, các cơ sở đào tạo có nhu cầu vay vốn để cho học viên vay lại và các tổ chức đầu tư triển khai hoạt động đào tạo. Các đối tượng được cho vay và điều kiện cho vay cụ thể như sau:

Đối tượng cho vay

Tổ chức thực hiện dự án đầu tư hoặc phương án đầu tư các chương trình đào tạo công nghệ thông tin thuộc danh mục hỗ trợ của Quỹ.

Học viên vay vốn đóng học phí tham gia các chương trình đào tạo công nghệ thông tin thuộc danh mục hỗ trợ của Quỹ nhằm mục đích tăng khả năng tuyển dụng hoặc khả năng chuyên môn. Hoặc sinh viên các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Đại học vay vốn để học các chương trình công nghệ thông tin mà không thuộc chương trình đào tạo chính quy Cao đẳng, Đại học.

Doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nhằm bổ sung, nâng cao trình độ của nhân viên, theo học các chương trình đào tạo công nghệ thông tin thuộc danh mục hỗ trợ của Quỹ.

Các đơn vị đào tạo có nhu cầu vay vốn cho học viên vay lại để theo học các chương trình đào tạo mà đơn vị tổ chức.

1. Điều kiện cho vay Đối với việc cho học viên vay để đóng học phí hoặc cho doanh nghiệp vay đóng học phí cho nhân viên thì chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo phải thuộc danh sách tài trợ của Quỹ. Đối với loại cho vay thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư đào tạo công nghệ thông tin phải thỏa các điều kiện sau :

- Chương trình đào tạo phải thuộc danh mục các chương trình đào tạo được Quỹ tài trợ.

- Dự án hoặc phương án đầu tư phải thể hiện rõ mục đích, nội dung chương trình đào tạo, trang thiết bị phục vụ đào tạo, hiệu quả về khả năng hoàn vốn đầu tư và khả năng đáp ứng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Đối với các đơn vị đào tạo vay vốn cho học viên vay lại thì nội dung chương trình học phải thuộc danh sách tài trợ của Quỹ. 2. Quy định cho vay a. Đối với học viên vay để đóng học phí

- Vay tối đa 70% học phí, mức vay tối đa là 10 triệu đồng. Trường hợp học viên thuộc diện chính sách có thể xét cho vay 100% học phí.

- Lãi suất cho vay là 0%/năm. Thời hạn cho vay tối đa là 03 năm. Thời gian ân hạn tối đa không quá 01 năm.

- Trường hợp kết thúc thời gian đào tạo mà học viên không tốt nghiệp hoặc tự ý bỏ học thì học viên phải hoàn trả 100% học phí được vay và lãi suất theo quy định.

- Học viên phải xuất trình Giấy báo nhập học hoặc giấy tờ tương tự của đơn vị đào tạo nơi học viên đăng ký học khi đăng ký vay vốn.

- Tiền vay của học viên sẽ được Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị ủy thác cho một ngân hàng có trụ sở trên địa bàn thành phố chuyển đến đơn vị đào tạo; hoặc Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị chuyển trực tiếp đến đơn vị đào tạo.

b. Đối với Doanh nghiệp vay để đóng học phí cho nhân viên

- Vay tối đa 70% học phí, mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng.

- Lãi suất cho vay là 0%/năm. Thời hạn cho vay là 03 năm. Thời gian ân hạn tối đa không quá 1 năm.

- Trường hợp kết thúc thời gian đào tạo mà học viên không tốt nghiệp hoặc tự ý bỏ học thì Doanh nghiệp vay phải hoàn trả 100% học phí được vay và lãi suất theo quy định.

c. Đối với tổ chức vay để triển khai dự án đào tạo

- Tổ chức vay với mục đích đầu tư trang thiết bị tin học, phương tiện và xây dựng giáo trình phục vụ đào tạo.

- Chủ đầu tư phải tiến hành lập, quản lý dự án đầu tư theo đúng qui định hiện hành của nhà nước.

- Dự án khả thi, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay qua kết quả thẩm định.

- Chủ đầu tư có mức vốn tự có tham gia dự án tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư dự án, mức vay tối đa 70% để đầu tư trang thiết bị tin học, phương tiện và xây dựng giáo trình đào tạo, mức cho vay tối đa không vượt quá 10% vốn điều lệ của Quỹ phát triển nhân lực.

- Lãi suất vay là 2%/năm. Thời hạn vay tối đa là 05 năm. Thời gian ân hạn tối đa không quá 1 năm.

d. Đối với đơn vị đào tạo vay vốn cho học viên vay lại

- Đơn vị vay với mục đích cho học viên đăng ký học tại đơn vị vay lại. Các chương trình học viên vay vốn đóng học phí phải thuộc danh mục chương trình Quỹ phát triển nhân lực hỗ trợ.

- Vay tối đa không vượt quá 10% vốn điều lệ của Quỹ phát triển nhân lực.

- Lãi suất vay là 0%/năm. Thời hạn cho vay là 05 năm. Thời gian ân hạn tối đa không quá 1 năm.

e. Lãi suất vay và phí ủy thác

- Lãi suất vay áp dụng cho từng đối tượng vay vốn theo quy định như trên. Việc giảm lãi suất cho vay do người ra Quyết định duyệt vay quyết định.

- Phí quản lý vốn ủy thác là 0,07%/tháng tính trên số dư nợ thực tế.

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. Riêng đối với trường hợp đối tượng cho vay với lãi suất cho vay bằng 0%, lãi suất nợ quá hạn sẽ bằng 150% lãi suất cho vay hiện hành được áp dụng đối với các đối tượng có tính lãi vay thuộc Quỹ phát triển nhân lực.

3. Thời hạn cho vay Việc áp dụng thời gian cho vay cho từng đối tượng vay vốn theo quy định như trên. Việc gia hạn thời gian cho vay do người ra quyết định cho vay quyết định. 4. Về bảo đảm tiền vay a. Việc bảo đảm tiền vay sẽ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định đối với từng đối tượng vay trong Quyết định duyệt vay bằng nhiều biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và tín chấp. b. Riêng đối với trường hợp tổ chức vay vốn để triển khai dự án: tổ chức phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu là 70% tổng số vay đầu tư dự án. Tài sản bảo đảm tiền vay của bên đi vay hoặc bên bảo lãnh bao gồm động sản, bất động sản, các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu,…hoặc các tài sản bảo đảm khác theo qui định hiện hành của nhà nước. c. Việc bảo đảm tiền vay phải đảm bảo thực hiện theo đúng qui định hiện hành của nhà nước. 5. Về giải ngân a. Đối với trường hợp học viên vay để đóng học phí: tiến độ giải ngân vốn vay đối với mỗi học viên được tính theo kỳ của khóa học do tổ chức đào tạo qui định và cho vay một lần đối với khóa học ngắn hạn dưới 1 năm. b. Đối với trường hợp đơn vị vay để đóng học phí cho nhân viên hoặc vay vốn cho học viên vay lại: vốn vay sẽ được giải ngân theo tiến độ của đề án đào tạo. c. Đối với trường hợp tổ chức vay vốn để triển khai dự án, vốn vay sẽ dược giải ngân theo tiến độ triển khai dự án, phương án đầu tư và tuân thủ đúng theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.

Sở BCVT TP. HCM

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT( 0)