Viettel cam kết triển khai IPv6 mạnh mẽ hơn trong năm 2018

Thứ tư, 06/12/2017 14:51

“Theo thống kê của APNIC, VNNIC, tỷ lệ sử dụng IPv6 đang tăng trưởng tốt tại Việt Nam. Chỉ số phát triển IPv6 của Việt Nam nằm trong tốp 5 châu Á và tốp 3 Đông Nam Á với 4,4 triệu người sử dụng, đạt 9%. Con số này so với Đông Nam Á và châu Á là tương đối tốt nhưng vẫn còn thấp so với mức trung bình của thế giới là 22% (tính đến cuối năm 2017). "Ứng dụng IPv6 trong khối cơ quan nhà nước và cơ quan Đảng còn thấp, mức độ ứng dụng IPv6 của các doanh nghiệp còn chưa đồng đều”, đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải tại cuộc họp của Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia làm việc với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel sáng ngày 6/12/2017 tại Hà Nội.

Tham dự về phía Viettel có Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tào Đức Thắng và một số cán bộ các phòng ban liên quan.

Về tình hình triển khai IPv6 trên mạng lưới, dịch vụ của Tập đoàn Viettel, ông Nguyễn Đạt, Trưởng Ban Kỹ thuật Tập đoàn cho biết, về hạ tầng mạng lưới, trong năm 2017, Viettel đã sẵn sàng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ IPv6 như: kênh truyền, Internet băng rộng cố định, di động 3G/4G, nội dung số, hosting IDC.

 
20171206-pg1-TTHai.jpg
 
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
 
Về dịch vụ Internet cố định băng rộng và data di động 4G LTE, hạ tầng mạng lõi cố định băng rộng và mạng lõi di động đã được triển khai hỗ trợ IPv6. Hiện tại Viettel có khoảng 150 khách hàng Internet FTTH được kích hoạt IPv6, đến cuối năm 2017 sẽ có khoảng 5,1 triệu thuê bao Internet  FTTH.
 
Về dịch vụ IDC hosting, trong năm 2017 Viettel IDC có thêm 35 khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ IPv6 trong tổng số 3.000 khách hàng. Tổng dung lượng kết nối IPv4 và IPv6 trong nước là 300 Gbps, tổng dung lượng kết nối IPv4 và IPv6 quốc tế là 700 Gbps.
 
Cũng theo vị đại diện này, đến quý III/2017, Viettel đã sử dụng 93% hiệu suất IPv4. Theo kế hoạch sẽ bắt đầu chuyển đổi sang IPv6 từ quý IV/2017. Theo dự kiến từ nay đến hết năm 2018, sẽ chuyển đổi toàn bộ 3 triệu thuê bao cố định sang IPv6, còn từ nay đến cuối năm 2017 chuyển đổi 1,5 triệu thuê bao cố định. Đối với thuê bao di động, sẽ thử nghiệm trên phạm vi hẹp hơn, ban đầu dự kiến thử nghiệm khoảng 1000 thuê bao.
 
20171206-pg3-luuniem.jpg
 
 
Tuy nhiên, đại diện Viettel cũng thừa nhận, việc triển khai IPv6 của Tập đoàn là tương đối chậm.
 
Các đại biểu của Ban công tác thúc đẩy IPv6 đều cho rằng thời điểm hiện nay đã chín muồi để Viettel triển khai IPv6, thậm chí còn là hơi muộn. Tại Việt Nam, hiện nay FPT Telecom và VNPT đã triển khai IPv6 khá mạnh mẽ. FPT đã có hơn 1 triệu thuê bao IPv6, lưu lượng đạt trên 500 Gbps, trong đó 300 Gbps dành cho Google, Facebook, 200 Gbps dành cho trong nước. Trên thế giới, các nhà mạng ở Mỹ và Australia trên 80% lưu lượng là IPv6. Các nhà mạng Hàn Quốc triển khai IPv6 trên di động trước sau đó mới làm đến cố định.
 
Theo đại diện của Cục Tin học hóa, Thông tư 32 Bộ TT&TT vừa ban hành ngày 15/11/2017 về cung cấp dịch vụ công trực tuyến yêu cầu các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến bắt buộc phải triển khai IPv6. Do đó, Viettel cần lưu ý vì nhà mạng này là đối tác của nhiều địa phương trong xây dựng cổng dịch vụ công trực tuyến.
 
Đại diện đến từ VNNIC lưu ý, hiện nay đa số nhà mạng trên thế giới triển khai IPv6 cho 4G. Viettel cần quan tâm xem có nên triển khai IPv6 cho 3G hay không.
 
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải đánh giá Viettel đã nỗ lực trong triển khai một số nội dung phát triển IPv6 tuy rằng vẫn còn hơi chậm. Trên thực tế, Viettel đã chậm hơn so với VNPT và FPT Telecom, mới có hơn 3.000 khách hàng (0,02%) so với mức trung bình 9% về tỷ lệ sử dụng IPv6 tại Việt Nam. Viettel cần đề xuất kế hoạch tốt hơn so với kế hoạch đưa ra hôm nay.
 
Thứ trưởng chỉ đạo, trong thời gian tới, Vietel cần bám sát Kế hoạch hành động IPv6 quốc gia. IPv6 là một xu hướng không thể đảo ngược, do đó cần quyết liệt triển khai ứng dụng IPv6 trong nội bộ Tập đoàn từ mạng WiFi, hệ thống CNTT, website…. Doanh nghiệp viễn thông đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy IPv6. Cần phải thuyết phục, tuyên truyền, hỗ trợ người sử dụng nếu không sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chung về IPv6 của quốc gia. Ở đây vai trò của Viettel rất quan trọng.
 
Cũng theo Thứ trưởng, việc triển khai cung cấp dịch vụ băng rộng cố định FTTH cũng nên mặc định IPv6. Đối với 4G LTE, Viettel nên nghiên cứu kỹ kinh nghiệm thế giới, thực tế khách hàng và chiến lược. Từ góc độ của Ban chỉ đạo, đề nghị Viettel mặc định IPv6 cho mạng 4G LTE vì điều này mang lại lợi ích cho khách hàng và có ích cho quốc gia trong dài hạn.  
 
Thứ trưởng chỉ đạo VNNIC tổ chức hội thảo nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm triển khai IPv6 cho doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm  giúp doanh nghiệp vững tin, tích cực hơn trong ứng dụng IPv6 thay vì khổ sở với IPv4.
 
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Tổng Giám đốc Viettel Tào Đức Thắng cho biết Viettel sẽ lập kế hoạch triển khai IPv6 bám sát các chỉ đạo của Thứ trưởng và góp ý của các thành viên Ban công tác, trong quá trình làm sẽ tham vấn các ý kiến để quá trình chuyển đổi được nhanh hơn. Viettel sẽ thực hiện đến cùng kế hoạch này và sang năm sẽ báo cáo Thứ trưởng kết quả tốt hơn, Phó Tổng Giám đốc cam kết.
 
  
Giang Phạm
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top