Đâu là dịch vụ truyền hình trực tuyến số 1 hiện nay?

Thứ ba, 17/03/2020 10:14

Dịch Covid-19 bùng phát, các rạp chiếu phim phải đóng cửa là thời cơ cho sự tăng trưởng mạnh hơn nữa của dịch vụ truyền hình trực tuyến.

20200317-Nam-3.jpg
Dịch Covid-19 do virus SAR-CoV-2 gây ra tại Việt Nam từ dịp Tết Nguyên đán 2020 đến nay vẫn chưa chấm dứt, đã ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống, kinh tế và xã hội. Người dân bắt đầu e ngại ra đường, hạn chế tập trung nơi đông người, dần hình thành thói quen đeo khẩu trang và nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe.
 
Theo một khảo sát do công ty nghiên cứu thị trường Q&Me thực hiện trong tháng 2/2020, đến 89% người được khảo sát cho biết họ đeo khẩu trang ở những nơi ngoài trời, 47% đeo khẩu trang ngay cả khi ở những nơi trong nhà. Đáng chú ý, 78% cho biết họ đã giảm tần suất ra ngoài do ảnh hưởng của dịch bệnh, và hơn 80% giảm các hoạt động giải trí, gặp gỡ bạn bè, ăn uống.
Cùng với đó, ngoài việc người dùng tăng sử dụng dịch vụ giao thức ăn tại nhà thì tần suất sử dụng các phương tiện truyền thông như Internet, TV cũng tăng lên, trích báo cáo của Q&Me. Xu hướng chuyển dịch này được dự báo sẽ càng mạnh mẽ khi nhiều địa phương trên cả nước đã đề nghị dừng hoạt động của rạp chiếu phim, karaoke, quán bar, vũ trường,… từ giữa tháng 3/2020, trong đó có hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM.
Đây chính là thời cơ để các dịch vụ xem truyền hình trực tuyến lên ngôi, phù hợp với đánh giá của Bộ TT&TT tại hội nghị Giao ban Quản lý nhà nước quý I/2020, rằng “dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhưng dịch bệnh bùng phát lại tạo cơ hội cho thương mại điện tử trong nước phát triển”.
 
Khảo sát của Q&Me trong tháng 2/2020 cho thấy, 5 dịch vụ xem truyền hình trực tuyến có tính phí được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay là FPT Play, Netflix, K+, VTV Cab On và Zing TV. Trong đó, FPT Play dẫn đầu cả về lượng người biết đến (70%), lượng người tiếp cận với dịch vụ này (39%) và lượng thuê bao trả tiền hiện tại (22%).
 
Phân tích sâu hơn, Q&Me công bố thêm những con số thống kê về chương trình yêu thích để so sánh trực quan các dịch vụ truyền hình với nhau. Theo đó, 68% rất yêu thích các chương trình truyền hình và kho phim ảnh có trên FPT Play, tương tự là 56% đối với chương trình âm nhạc và 48% dành cho các chương trình thể thao. Những con số này không chênh lệch quá lớn giữa các nền tảng, song xét toàn diện phải một lần nữa khẳng định FPT Play đang là “ông trùm” của thị trường OTT Việt Nam.
 
Về thói quen xem video trực tuyến trên các loại thiết bị, điện thoại thông minh (76%) và TV thông minh (73%) là những thiết bị được sử dụng nhiều nhất. “Phần lớn người tiêu dùng xem video tại nhà (97%) với vợ/chồng của mình (45%). Người dùng thích xem các video trực tuyến về các chủ đề liên quan đến phim dài tập/phim lẻ (60%), âm nhạc (50%) và chương trình giải trí, trò chơi truyền hình/chương trình thực tế (48%)”, trích báo cáo của Q&Me.
 
Từ những thống kê nói trên, có thể khẳng định FPT Play sẽ tiếp tục giữ ngôi vương và phát triển nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Dịch vụ truyền hình này đang hỗ trợ rất đa dạng các loại thiết bị, kể cả TV thông thường chỉ cần lắp đặt một chiếc FPT Play Box là đã có kho giải trí đa phương tiện khổng lồ. Sử dụng đường truyền Internet (có dây hoặc không dây) để truyền dẫn dữ liệu, FPT Play rất tiện dụng để truy cập mọi lúc mọi nơi.
 
P.V (ICTNews)
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Doanh nghiệp

Top