Vietnam Security Summit 2023: An toàn dữ liệu - Bảo vệ tài nguyên số quốc gia

Thứ sáu, 02/06/2023 14:40

Ngày 2/6, hội thảo và triển lãm quốc tế về An toàn không gian mạng năm 2023 (Vietnam Security Summit 2023) do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.HCM, Cục An toàn thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và Tập đoàn IEC tổ chức với chủ đề “An toàn dữ liệu: Bảo vệ tài nguyên số quốc gia”.

Tham dự sự kiện có đại các Bộ, Ban, Ngành và hơn 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu khu vực và trên thế giớinhư: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, Công ty Hệ thống thông tin FPT, Huawei, Kaspersky Việt Nam, E&Y Việt Nam…

Vietnam Security Summit là một trong những sự kiện thường niên lớn nhất về an toàn thông tin tại Việt Nam. Vietnam Security Summit 2023 hướng tới mục tiêu trở thành diễn đàn uy tín giúp các nhà hoạch định chính sách và chiến lược, các chuyên gia đầu ngành, các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về những xu hướng mới trong lĩnh vực an toàn thông tin, đồng thời đề xuất những chiến lược, giải pháp phòng ngừa và ứng phó với những rủi ro tiềm ẩn trong không gian mạng hiện nay.

Phát biểu khai mạc, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch, UBND TP. Hồ Chí Minh đánh giá sự kiện “Hội thảo và triển lãm quốc tế về An toàn không gian mạng Việt Nam 2023” là một sự kiện quan trọng, mang đến cho chúng ta cơ hội để cùng nhau tìm hiểu và thảo luận về một vấn đề ngày càng quan trọng trong thời đại số hóa - đó là An toàn không gian mạng. “Tôi kỳ vọng sự kiện sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, giải quyết vấn đề an toàn an ninh thông tin mà Bộ, ngành, địa phương các tỉnh, thành phố quan tâm”.

6TQB1261.jpg

Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch, UBND TP. Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội nghị

“Đối với Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua, Thành phố đang nỗ lực tập trung đẩy mạnh quá trình thực hiện chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh. Trong đó, việc hình thành các kho dữ liệu dùng chung, các vấn đề liên quan đến tích hợp, chia sẻ khai thác dữ liệu là vấn đề nhiệm vụ hàng đầu Thành phố đang thực hiện, bên cạnh đó các bài toán thách thức về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cực kỳ quan trọng và thiết yếu mà Thành phố rất quan tâm” - ông Dương Anh Đức cho hay.

Ngoài các quy định, quy chế về đảm bảo an toàn an ninh thông tin mà Thành phố ban hành, Thành phố tổ chức các hoạt động về diễn tập an toàn an ninh thông tin, là hoạt động thường niên được tổ chức bởi Cục An toàn thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị, tổ chức, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực an toàn - an ninh thông tin nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng phát hiện và xử lý sự cố cho đội ứng cứu sự cố của Thành phố, đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin; phát hiện kịp thời các điểm yếu về Con người, Công nghệ, Quy trình để cóbiện pháp gia cố, cải thiện, tăng khả năng phản ứng nhanh, xử lý kịp thời khi có tấn công xảy ra. Thành phố luôn quan tâm đến sự phát triển của đội ngũ cán bộ công chức nhất là cán bộ công chức chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin. Năm 2022, đã đào tạo 1.591 cán bộ, công chức, viên chức về lĩnh vực công nghệ thông tin.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết: dữ liệu chính là tài nguyên số quốc gia, là nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế số, trong kỷ nguyên số. Với lượng dữ liệu dự kiến được tạo ra trong năm 2023 lên đến 120 Zettabyte, gấp 60 lần so với năm 2010 thì đây được cho là "mỏ vàng" cho các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp khai thác, tận dụng để đón đầu xu hướng vượt lên một các hợp pháp.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, điều này có nghĩa là dữ liệu sinh ra ngày càng tăng cao trên nền tảng số, chính vì vậy việc bảo vệ an toàn dữ liệu, an toàn thông tin cá nhân được đặt lên hàng đầu và đây cũng chính là bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. 

 

6TQB1312.jpg
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT phát biểu khai mạc hội nghị.

 

 

Theo báo cáo tổng kết của Bộ TT&TT trong năm 2022, doanh thu chỉ riêng lĩnh vực an toàn thông tin mạng đạt 4.835,4 tỷ đồng tăng trưởng 26,15% so với năm 2021, nhưng con số thiệt hại ở cùng lĩnh vực lại rất lớn, khoảng 21.200 tỷ đồng, chi phí trung bình để khắc phục sự cố lộ lọt, rò rỉ dữ liệu hoặc dữ liệu bị đánh cắp lên đến 15,4 triệu usd/vụ... Việc này đã gây ra thiệt hại về dữ liệu, kinh tế, thương hiệu, gian đoạn về kinh doanh và tốn kém về thời gian sự lý sự cố. 

Dữ liệu là nguồn tài nguyên quý giá tạo nên nền tảng để xây dựng Chính phủ điện tử. Chính vì vậy, nguồn dữ liệu này nếu sử dụng đúng mục đích sẽ mang lại giá trị rất lớn. Nếu khai thác, sử dụng trái phép vào mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội thì hậu quả vô cùng nặng nề.

Tại Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã đưa ra những các xu hướng tội phạm mạng hiện nay để đánh cắp dữ liệu, bao gồm tấn công phát tán mã độc nhằm chiếm đoạt, đánh cắp, mã hoá dữ liệu. Tấn công vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp hay tấn công trực tiếp vào các máy chủ quản trị, máy chủ dữ liệu để đánh cắp dữ liệu, mã hóa dữ liệu, từ đó gây ra những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

6TQB1386.jpg

 

Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an phát biểu tại hội nghị.

Các tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin nhưng chưa quan tâm nhiều đến bảo mật, càng nhiều lỗ hỏng trên các nền tảng phần cứng, dịch vụ lõi, hệ điều hành thì việc tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật để chiếm quyền kiểm soát, đánh cắp dữ liệu từ các cơ quan, tổ chức lớn sẽ là hoạt động có tính nổi bật, đe dọa đến bất cứ một cơ quan, tổ chức nào.

Tại sự kiện, ông Li Hai - Giám đốc An ninh Bảo mật, Ban Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có bài phát biểu quan trọng về chủ đề “Bảo mật dữ liệu cho nền kinh tế số thịnh vượng”.  
 
“Trong bối cảnh chuyển đổi số, bên cạnh việc đẩy mạnh sự phát triển và ứng dụng các công nghệ viễn thông, giải pháp khoa học vào đa ngành, đa lĩnh vực, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin cũng là một yếu tố then chốt để tạo nên một nền kinh tế số thịnh vượng. Đây không chỉ là vấn đề riêng của mỗi doanh nghiệp, mà còn là vấn đề chung của quốc gia”, ông Li Hai nhấn mạnh. "Là thành viên chủ chốt và đối tác tích cực của hàng loạt tổ chức uy tín về an ninh mạng, Huawei sẽ đồng hành cùng chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam, trao đổi và chia sẻ các giải pháp an ninh mạng toàn diện, hỗ trợ cho quá trình chuyển số diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.” - Giám đốc An ninh bảo mật Huawei khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết.

Trong phiên hội thảo, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp để tránh thất thoát dữ liệu và bảo vệ nguồn dữ liệu. Ngoài xây dựng các nền tảng, các phần mềm, phần cứng để đảm bảo an toàn thông tin thì cần phải hiểu rõ về dữ liệu để đưa ra những chiến lược cho từng giai đoạn và phù hợp với từng doanh nghiệp. 

Lộ lọt dữ liệu không chỉ là trách nhiệm của những chuyên gia, doanh nghiệp, chính quyền mà chính là từ nhận thức của từng người dân. Xong xong với các biện pháp từ các cơ quan nhà nước, đầu tư các giải pháp công nghệ, các quy trình chính sách thì cần phải tuyên truyền về vấn đề bảo mật cho người dùng cuối, đây là mắt xích lớn nhất cho an toàn thông tin và giúp cho việc bảo mật sẽ gần gũi trong với tất cả mọi người.

6TQB1486.jpg

Ra mắt Giải pháp và ra mắt nền tảng hồ trợ điều tra số DFLab

Trong khuôn khổ của sự kiện, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin đã đưa ra giải pháp và ra mắt nền tảng hồ trợ điều tra số DFLab. Đây là nền tảng ứng cứu an ninh mạng để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp kịp thời phân tích điều tra và phản ứng nhanh khi tấn công xảy ra. Nền tảng này sẽ cung cấp dữ liệu, tri thức về điều tra số và ứng cứu sự cố, cũng như rèn luyện các kỹ năng phân tích điều tra từ cơ bản đến phức tạp cho tổ chức và doanh nghiệp.

Vietnam Security Summit gồm 1 phiên báo cáo chính và 3 phiên hội thảo chuyên đề về các vấn đề liên quan như: bảo vệ các ứng dụng và an toàn dữ liệu; bảo mật dữ liệu trên môi trường điện toán đám mây; phòng ngừa tấn công đánh cắp dữ liệu. Song song đó, Triển lãm quốc tế về An toàn không gian mạng với sự tham gia của 40+ nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu khu vực và trên thế giới như VNPT, Công ty An ninh mạng Viettel, Công ty Hệ thống Thông tin FPT, Cloudflare, Kaspersky...

Các giải pháp nổi bật được giới thiệu trong triển lãm bao gồm: ngăn chặn thất thoát dữ liệu, chống rò rì dữ liệu, an ninh trên nền tảng đám mây, bảo mật IoT/5G, bảo mật thiết bị di động, bảo mật dữ liệu, bảo mật đầu cuối, DDoS, phản hồi và phát hiện mở rộng (XDR), bảo mật các ứng dụng trên nền tảng đám mây (CNAPP), tấn công giả mạo, tống tiền bằng mã độc, Bảo mật IT/OT, SOC/SIEM, IAM/PAM…/.

Thảo Anh
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top