Những vấn đề lý luận về An ninh phi truyền thống trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia

Thứ hai, 11/07/2022 16:23

Vừa qua, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức chương trình tọa đàm với đề tài “Những vấn đề lý luận về An ninh phi truyền thống trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia”. Thông qua buổi tọa đàm các nhà khoa học đã đưa ra các ý kiến giúp đề tài hoàn thiện đầy đủ và chính xác, trọng tâm hơn.

2022825-h1.jpg

An ninh phi truyền thông là một vấn đề của thế giới đương đại

An ninh phi truyền thống (Non-Traditional Security) là một vấn đề của thế giới đương đại và đang là thách thức đặt ra đối với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Các mối đe dọa của an ninh phi truyền thống, mà trọng tâm của nó là những nguy cơ đe dọa của an ninh mạng đã và đang thách thức trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của mỗi người, của cộng đồng xã hội, của từng quốc gia và toàn nhân loại.

An ninh phi truyền thống là khái niệm mới xuất hiện và được bàn đến khá nhiều trong thời gian gần đây, nó trở thành vấn đề của thế giới hiện đại, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. An ninh phi truyền thống là khái niệm động, thay đổi tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, chủ yếu sử dụng phân biệt với an ninh phi truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa, thách thức phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, dân tộc, cộng đồng và sự ổn định của mỗi con người, có nguồn gốc phi quân sự từ các tác nhân, chủ thể phi nhà nước.

Nghiên cứu về vấn đề An ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng đã và đang được nhiều học giả, nhiều tổ chức trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp, lại thường xuyên có những biến đổi dưới sự tác động của hoàn cảnh khách quan, cho nên những vấn đề lý luận về an ninh phi truyền thống, an ninh mạng trong mối quan hệ với an ninh quốc gia cũng cần được nghiên cứu mang tính cập nhật để dễ bổ sung phát triển. Bao gồm cả về khái niệm, đặc điểm, loại hình, các mối quan hệ qua lại, các thành tố cấu thành hoạt động quản trị an ninh mạng. Đề tài là chìa khóa giúp cho các chủ thể có nhận thức đúng đắn, khách quan và chính xác vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninhĐồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu ý kiến tại tọa đàm, đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Giám đốc học viện kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã đưa ra những ý kiến góp ý về nghiên cứu an ninh phi truyền thống cần tập trung nghiên cứu về an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia. Đề tài cần tập trung nhiều hơn về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển của các nền tảng truyền thông đa phương tiện, thương mại xuyên biên giới, chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng, gián điệp khủng bố tội phạm mạng. Cùng với đó, nhóm đề tài cần tận dụng tối đa nền tảng tri thức của nhân loại, các tri thức về an ninh phi truyền thống đã được các nhà khoa học nghiên cứu. Đồng thời nên phân nhóm các nước để nghiên cứu về vấn đề an ninh mạng như các nước có trình độ cao, nhóm các nước mạnh trong khu vực, nhóm các nước có chính sách rõ ràng về an ninh mạng. Về việc dự đoán bối cảnh an ninh phi truyền thống, nhóm tác giả cần mở rộng các đối tượng dự báo an ninh phi truyền thống đối với an ninh mạng không chỉ là mạng xã hội mà cần mở rộng tất cả các nhóm truyền thông đa phương tiện. Về quan điểm chủ trương, cần xác định rõ quan điểm quan trọng, phát triển nguồn nhân lực,…

Qua những góp ý của các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu của đề tài chắc chắn không chỉ có giá trị đối với đất nước, với xã hội, mà còn đóng góp thiết thực cho việc xây dựng nội dung Văn kiện Đại hội XIV của Đảng trong thời gian tới.

Theo antoanthongtin.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top