Hiếu PC: Từ một hacker giỏi nhất thế giới… đến chuyên gia về an ninh mạng

Thứ hai, 20/12/2021 19:52

Tờ báo Nikkei của Nhật Bản vừa có bài viết về Ngô Minh Hiếu, hay còn được biết đến với tên gọi Hiếu PC. Bài viết đã chia sẻ hành trình của Hiếu PC từ một hacker giỏi nhất thế giới… đến chuyên gia về an ninh mạng.

20211227-ta5.jpg

Bài viết cho hay: cuối năm 2020, thông tin về một hacker Việt "khét tiếng" từng khiến giới an ninh mạng Mỹ "điêu đứng" trở thành chuyên gia giám sát của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã khiến không ít người bất ngờ.

Ngô Minh Hiếu từng được chính quyền Mỹ đánh giá là một trong những hacker nguy hiểm nhất thế giới, quay trở về Việt Nam muốn dùng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cũng như trí tuệ của mình để giúp ích cho cộng đồng, xã hội và phục vụ cho đất nước.

Từ một hacker mũ đen…

Ngô Minh Hiếu, từng là hacker tuổi teen khét tiếng một thời, sinh ra ở Gia Lai, lớn lên tại Cam Ranh và trở thành cái tên mà chính quyền Mỹ miêu tả là một trong những tên trộm danh tính đình đám nhất tại nhà tù liên bang, khiến nhiều người liên tưởng về Leonardo DiCaprio trong bộ phim Catch Me If You Can (Hãy bắt tôi nếu có thể) năm 2002.

Cũng giống như nhân vật Frank Abagnale do Leonardo DiCaprio thủ vai, Hiếu đã thực hiện các vụ lừa đảo trên mạng nhiều năm trước khi bị bắt và sau này đã hợp tác để giúp các đặc vụ Mỹ tóm gọn nhiều hacker hơn. Thế nhưng giống với nhân vật Rami Malek trong bộ phim truyền hình nổi tiếng của Mỹ - Mr. Robot, Hiếu đã trải qua thời thơ ấu của mình trong một cửa hàng máy tính do người chú làm chủ để học những kỹ năng mà sau này được anh sử dụng để trở thành một hacker "khét tiếng", cũng như hành trình quay về đóng góp cho đất nước.

Những tội của Hiếu trước đây ở Mỹ đều được thực hiện trên không gian mạng. Bằng cách xâm nhập vào cơ sở dữ liệu riêng tư, bao gồm số an sinh xã hội và địa chỉ cá nhân, Hiếu có thể bán thông tin này cho các mạng lưới tội phạm.

Vào thời điểm bị mật vụ Mỹ bắt giữ vào năm 2013, các nhà chức trách ước tính rằng anh đã kiếm được khoảng 2 triệu USD, số tiền mà anh sử dụng để mua những chiếc xe ô tô đua thể thao hoặc trải qua những kỳ nghỉ, những chuyến du lịch từ nước này sang nước khác, gồm cả Malaysia và Thái Lan.

Ngô Minh Hiếu từng được chính quyền Mỹ đánh giá là một trong những hacker nguy hiểm nhất thế giới. (Ảnh: Lien Hoang/Nikkei)

"Tôi là một người ích kỷ. Ngày trước, tôi thích những thứ xa xỉ. Điều đó thật vô nghĩa. Bây giờ tôi nói với mẹ, có thể ăn ba bữa một ngày ở nhà vẫn tốt hơn là đồ ăn trong tù", Hiếu của tuổi 31 đã chia sẻ sau những vấp váp tuổi trẻ.

Tại thời điểm bị bắt ở Mỹ, Hiếu nghĩ rằng tội trộm cắp danh tính không tồi tệ như những việc khác mà anh đã làm như bán dữ liệu thẻ tín dụng. Giờ đây, Hiếu muốn nhấn mạnh rằng anh đã hiểu hành vi trộm cắp danh tính có thể gây tổn hại như thế nào.

"Tôi không biết tội phạm mạng nào khác đã gây ra thiệt hại về tài chính cho nhiều người Mỹ hơn Ngô (Hiếu)", nhân viên mật vụ Matt O'Neill nói với KrebsOnSecurity, một blog mạng cho biết các bài viết của họ đã cảnh báo Matt O'Neill về các hoạt động hack từ Hiếu.

Đổi chiếc mũ đen lấy mũ trắng, Hiếu giúp chính phủ Mỹ truy tìm tội phạm mạng. Hiếu đã đưa ra những lời khai về chuyên môn và lời khuyên cho các sĩ quan đóng giả mình trong một chuỗi các vụ theo dấu trên mạng góp phần bắt được 20 tội phạm về công nghệ cao. Hiếu đã sử dụng các phương pháp tương tự khi chính anh bị Mật vụ Mỹ bắt: Giao dịch tin nhắn trực tuyến với hacker nhưng thực chất là cảnh sát.

Bị một người mà anh nghĩ là một hacker khác dụ đến lãnh thổ Guam thuộc Thái Bình Dương của Mỹ, Hiếu bị triệu tập đến phòng điều tra sân bay ngay sau khi máy bay hạ cánh.

"Tôi như phát điên lên, mất hết cảm giác, tôi như người mất hồn", Hiếu chia sẻ và thổ lộ thêm rằng anh vẫn còn ớn lạnh khi nhớ lại 2 tháng bị giam giữ ở Guam, nơi anh ngủ trên sàn nhà mà không có cả bàn chải đánh răng. "Đó là một nhà tù thực sự"!

Cuối cùng, Hiếu được đưa đến đất liền Mỹ, nơi anh bị kết án. Trong thời gian thụ án, Hiếu đã dành thời gian học origami, trị liệu nhóm, gọi FaceTime về Việt Nam và giúp đỡ các quan chức thực thi pháp luật.

Anh từng bị cùm cổ tay và cổ chân đến 15 nhà tù khác nhau trên cả nước, thường xuyên mặc "quần áo mỏng như tờ giấy" giữa trời lạnh.

Lúc đó, "bạn sẽ cảm thấy cuộc đời của mình thật vô giá trị, cảm thấy như mình là một con vật", Hiếu nhớ lại về quá trình bị chuyển giao giữa các nhà tù.

… đến chuyên gia về an ninh mạng

Sau khi chấp hành xong bản án 7 năm tù giam (giảm từ 13 năm) vì bán hồ sơ 13.000 người trong hơn 200 triệu danh tính mà anh thu thập được bằng cách hack vào nhiều cơ sở dữ liệu thông tin người tiêu dùng khác nhau, Hiếu từ Mỹ trở về TP. Hồ Chí Minh sinh sống và làm việc.

Quay trở về Việt Nam, Hiếu đầu quân cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông vào tháng 12/2020.

Bên cạnh đó, vào thời gian rảnh rỗi Hiếu cũng tham gia giảng dạy về an ninh mạng cho sinh viên Việt Nam, các giám đốc điều hành và nhiều người khác quan tâm đến vấn đề bảo mật như một hành trình chuộc lại lỗi lầm của mình.

Trước đây chính quyền Mỹ muốn Hiếu sử dụng "đầu óc tội phạm để bắt tội phạm" giống với công việc hiện tại của anh tại Việt Nam là quét web đen để tìm các mối đe dọa và đào tạo về an ninh.

Hiếu cho biết anh nhận công việc mới với mong muốn đóng góp, giúp đỡ cho cộng đồng, xã hội.

Vậy giúp đỡ cộng đồng là gì? Hiếu trả lời bằng cách rút hai chiếc điện thoại. Một là chiếc điện thoại phổ thông Philips, chỉ được sử dụng cho các cuộc gọi thoại. "Nó không thông minh nhưng bảo vệ tôi", Hiếu chia sẻ.

Chiếc còn lại là một chiếc điện thoại thông minh Huawei được trang bị một ứng dụng do anh phát triển có tên là "Chống lừa đảo" (Fight Scams). Ngoài giờ làm việc, Hiếu sử dụng ứng dụng, cũng như trang Facebook với 200.000 người theo dõi của mình, hoặc thông qua các bài phát biểu tại các trường đại học và hội nghị để đưa ra những lời khuyên cho mọi người về an ninh mạng.

"Tôi lẽ ra có thể sử dụng các kỹ năng của mình để làm rất nhiều thứ, thay vì đuổi theo con đường ma quỷ", và con quỷ làm mù mắt anh chính là tiền, Hiếu chia sẻ thêm.

Lớn lên giữa những cánh đồng lúa mì gần Vịnh Cam Ranh, nhưng Hiếu đã chọn TP. Hồ Chí Minh là nơi để phát huy những kỹ năng máy tính, những kinh nghiệm quý báu của một thanh niên đã từng lầm lỡ nhằm góp sức mình vào phục vụ cộng đồng và xã hội.

Hiện tại, Hiếu cũng đang thực hiện một cuốn hồi ký và anh cho biết đã nhận được lời đề nghị từ một hãng phim trong nước muốn mua bản quyền phim truyện của anh.

 

 

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top