TÀI CHÍNH DIỄN ĐÀN KINH DOANH ĐÔ THỊ CÔNG NGHỆ XÃ HỘI NÔNG NGHIỆP VĂN HÓA GIẢI TRÍ
Thứ Hai,  28/12/2015, 00:30 (GMT+7)
Đặt báo in

Mở cửa thị trường truyền dẫn nhưng chưa bình đẳng

Quang Chung
Thứ Bảy,  18/4/2015, 09:05 (GMT+7)
Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè

Mở cửa thị trường truyền dẫn nhưng chưa bình đẳng

Quang Chung

Nhà nước chỉ nên nắm giữ các kênh phát chương trình về kinh tế, chính trị, giáo dục; còn các chương trình mang tính giải trí nên xã hội hóa, để doanh nghiệp làm. Ảnh: Internet

(TBKTSG) - Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã có thể tham gia thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình nhưng vấn đề là môi trường kinh doanh vẫn còn thiếu bình đẳng.

>>> Còn lại gì cho đài truyền hình?

Cửa đã mở, nhưng...

Thủ tướng vừa quyết định điều chỉnh “Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020” (có từ năm 2009). Theo đó, từ ngày 15-3-2015, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia thị trường truyền dẫn, phát sóng. Trước đây chỉ có doanh nghiệp nhà nước hay công ty cổ phần mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối mới được tham gia.

Tham vọng của quy hoạch này là muốn hình thành những doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng có cơ sở hạ tầng công nghệ số (quy mô lớn) để cung cấp cho tất cả các đài truyền hình trên cả nước; đồng thời hướng đến tách bạch giữa hoạt động về truyền dẫn, phát sóng và hoạt động về nội dung thông tin.

Theo ông Lê Quang Phục, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp, khi truyền dẫn, phát sóng chuyển sang công nghệ số như lộ trình đã định (đến năm 2020), thì các đài truyền hình sẽ lo sản xuất nội dung, chương trình theo Luật Báo chí; còn các doanh nghiệp truyền dẫn lo cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng theo pháp luật về viễn thông.

Nhưng giám đốc một công ty truyền thông tại TPHCM lo doanh nghiệp ngại đầu tư vào hạ tầng truyền dẫn, phát sóng vì quy hoạch cho phép đài truyền hình quốc gia và cả các đài địa phương cũng được phép thành lập các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng để tham gia thị trường.

Thực tế, với lợi thế hạ tầng kỹ thuật của mình, thời gian qua một số nhà mạng như Viettel, FPT, VNPT... đã nhảy vào lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng (dưới hình thức truyền hình trả tiền) nhưng họ phải cạnh tranh rất vất vả vì môi trường kinh doanh thiếu công bằng.

“Tại sao không hợp pháp hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình của doanh nghiệp tư nhân để họ khỏi mang tiếng là núp bóng Nhà nước?”

Lãnh đạo của một nhà mạng thừa nhận, truyền hình trả tiền rất “khó xơi”. Vì theo ông, rất khó để dịch vụ truyền dẫn, phát sóng của các nhà mạng cạnh tranh với dịch vụ truyền dẫn, phát sóng của các đài truyền hình (thông qua các công ty con) khi mà đài truyền hình kiêm luôn khâu sản xuất cung cấp nội dung, còn các nhà mạng thì không thể.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, thừa nhận thị trường truyền hình trả tiền trong nước đang có những biểu hiện không lành mạnh - có hiện tượng nhà đài ưu ái các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng trực thuộc của họ, không muốn bán nội dung hấp dẫn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn độc lập, hoặc bán với giá cao.

Cần sự công bằng

Theo ông Lê Quang Phục, để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp dân doanh đầu tư vào hạ tầng cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng theo công nghệ số (mặt đất và vệ tinh) thì Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn. Cụ thể, ông đề xuất thời gian tới cần phải tách bạch giữa khâu sản xuất nội dung với truyền dẫn.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo cũng cho rằng giải pháp duy nhất là tách bạch nội dung và truyền dẫn, thậm chí tiến tới sau này, nhà đài sẽ không được làm truyền dẫn phát sóng nữa mà chỉ đơn thuần đảm trách nhiệm vụ sản xuất nội dung mà thôi. Khâu truyền dẫn, phát sóng sẽ do các doanh nghiệp bên ngoài tiếp nhận.

Thật ra, ai cũng thấy, sản xuất nội dung, chương trình đang là chiếc “chìa khóa” đặc quyền của các đài truyền hình để “khóa” cánh cửa cạnh tranh đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường truyền dẫn, phát sóng. Thực tế, khả năng các đài truyền hình lấy lợi nhuận từ các mảng kinh doanh khác để bù chéo cho dịch vụ truyền hình trả tiền, giảm mạnh giá cước để loại đối thủ là hoàn toàn có thể.

Nhưng nếu không cấm được các đài truyền hình tham gia thị trường truyền dẫn, phát sóng, thì vẫn còn có một cách khác có thể tạo ra môi trường kinh doanh công bằng hơn trong lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng. Đó là đẩy mạnh “xã hội hóa” các chương trình truyền hình, cho phép các công ty truyền thông sản xuất chương trình truyền hình và bán cho các doanh nghiệp kinh doanh truyền dẫn, phát sóng sau khi đã được cơ quan chức năng kiểm duyệt.

Theo ông Phục, Nhà nước chỉ nên nắm giữ (thông qua các đài truyền hình trung ương và địa phương) các kênh phát chương trình về kinh tế, chính trị, giáo dục; còn lại các chương trình mang tính giải trí thì nên xã hội hóa, để các doanh nghiệp dân doanh họ làm, họ phát. “Hiện nay, các đài truyền hình đều có sử dụng các chương trình do tư nhân thực hiện đó thôi”, ông nói.

Thật vậy, có nhiều đài truyền hình đã và đang hợp tác với các công ty tư nhân để sản xuất nhiều chương trình truyền hình giải trí - vì nhà đài không thể kham nổi. Giám đốc một công ty truyền thông đang hoạt động tại TPHCM đặt câu hỏi: “Tại sao không hợp pháp hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình của doanh nghiệp tư nhân để họ khỏi mang tiếng là núp bóng Nhà nước?”.

Và vẫn còn một câu hỏi nữa, đó là, tại sao chương trình do nước ngoài sản xuất và kênh truyền hình của nước ngoài được phát sóng? Chắc là vì chúng ta kiểm duyệt được? Vậy, đã kiểm duyệt được các chương trình do nước ngoài như thế sao lại sợ không kiểm duyệt được các chương trình do doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất một cách danh chính, ngôn thuận?

Chia sẻ với bạn bè:
     
Mời bạn đóng góp ý kiến
Tên(*)
Địa chỉ E-mail(*)
Địa chỉ
Tiêu đề(*)
Nội dung(*)
Lưu ý : (*) là những thông tin bắt buộc.
Mã xác nhận 
 
 
* Vui lòng sử dụng tiếng Việt có dấu.
TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG
BẢO HIỂM
CHỨNG KHOÁN
TIỀN TỆ
KINH DOANH
THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ
XUẤT NHẬP KHẨU
GIAO THƯƠNG
DIỄN ĐÀN
Ý KIẾN
GHI NHẬN
DOANH NGHIỆP
CHUYỆN LÀM ĂN
SỨC KHỎE
PHÁP LUẬT
QUẢN TRỊ
CÔNG NGHỆ
TOÀN CẢNH ICT
THỊ TRƯỜNG
GIẢI PHÁP
MUÔN NẺO ICT
XÃ HỘI
SỰ KIỆN
ĐỜI SỐNG
NÔNG NGHIỆP
CHỢ-SIÊU THỊ
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
MUA - BÁN
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
VĂN HÓA
ĐÔ THỊ
GIẢI TRÍ
 
Giấy phép Báo điện tử số: 2302/GP-BTTTT, cấp ngày 29/11/2012
Tổng biên tập: Trần Thị Ngọc Huệ; Tổng thư ký tòa soạn: Nguyễn Vạn Phú.
Thư ký tòa soạn: Hoàng Lang, Thục Đoan, Huỳnh Hoa.
Tòa soạn: Số 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8) 3829 5936; Fax: (84.8) 3829 4294.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn giữ bản quyền nội dung của website này. Không được sử dụng lại nội dung trên Thời báo Kinh tế
Sài Gòn Online dưới mọi hình thức, trừ khi được Thời báo Kinh tế Sài Gòn đồng ý bằng văn bản.
Trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online không chịu trách nhiệm nội dung trang ngoài.
Bản quyền thuộc về SaigonTimesGroup.