Bảo vệ báo chí điều tra vì lợi ích công
TT - Hội thảo khoa học “Kinh nghiệm VN và quốc tế về nghiệp vụ báo chí điều tra” diễn ra ngày 31-3 quy tụ nhiều nhà nghiên cứu báo chí và nhà báo có kinh nghiệm tác nghiệp trong lĩnh vực điều tra. Hội thảo do Học viện Báo chí và tuyên truyền, Trung tâm Sáng kiến truyền thông và phát triển, Đại sứ quán Đan Mạch đồng tổ chức.
Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Lệ Thùy, giám đốc Trung tâm Sáng kiến truyền thông và phát triển, cho rằng các nhà báo điều tra cần được pháp luật bảo vệ khi hành động vì lợi ích công. Bà Thùy phân tích thể loại điều tra có thể mang lại nhiều thành quả, nhưng buộc nhà báo phải dấn thân, đối mặt với nguy hiểm, phải đầu tư thời gian và tiền bạc nhiều hơn các thể loại khác. Báo chí điều tra cũng dễ phải đối mặt với các cáo buộc từ phía pháp luật do tính chất nhạy cảm về nội dung. Vì vậy, nếu không được hưởng quyền miễn trừ về pháp luật thì báo chí điều tra sẽ khó khăn, ít động lực.
Ông Hoàng Hữu Lượng, cục trưởng Cục Báo chí Bộ Thông tin - truyền thông, nhận định để phát huy thế mạnh của báo chí điều tra thì phải có cách tiếp cận hết sức trong sáng từ phóng viên cho đến người đứng đầu cơ quan báo chí, đặc biệt là khi phản ánh phải chính xác, trung thực.
- Từ khóa
- nhà báo
- Bảo vệ báo chí
- lợi ích công
Tin đọc nhiều
-
Chai trà có vấn đề ở Khánh Hòa: 10 tháng giải quyết chưa xong
21
-
Khách trọ đâm và cắt cổ hai mẹ con chủ nhà nghỉ
4
-
Rắc rối với CMND, thẻ căn cước
28
-
Kẻ cướp ôtô bị tài xế đâm gục là nhân viên QLTT Cà Mau
16
- Tin nóng 24h: Lật tẩy thủ đoạn kinh doanh gas lừa đảo
-
46 năm giữ kỷ vật của đối phương
7
-
Giải cứu 5 người trong ngôi nhà cháy ở Quận 5, TP.HCM
2
-
Giáng cấp, chuyển công tác cảnh sát PCCC vòi tiền doanh nghiệp
78
- Việt Nam - Campuchia khánh thành cột mốc biên giới số 30