Không phát ngôn cho báo chí có thể bị xử lý hình sự
TTO - UBND TP.HCM vừa ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn TP.HCM.
Theo quy chế này, những người có quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước gồm: người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (gọi là người phát ngôn) hoặc ủy quyền phát ngôn trong trường hợp cần thiết (gọi là người được ủy quyền phát ngôn).
Tuy nhiên, quy chế cũng quy định rõ người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email của người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản gửi Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, các cơ quan báo chí và phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 1 ngày, kể từ khi vụ việc xảy ra.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4 nhóm nội dung có quyền từ chối phát ngôn Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau: a) Những vấn đề thuộc bí mật nhà nước; những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn; b) Các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra có yêu cầu cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; c) Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra; nghiên cứu giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan, đơn vị nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định không được cung cấp thông tin cho báo chí; d) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến. |
Tin đọc nhiều
-
Chai trà có vấn đề ở Khánh Hòa: 10 tháng giải quyết chưa xong
18
-
Khách trọ đâm và cắt cổ hai mẹ con chủ nhà nghỉ
3
-
Rắc rối với CMND, thẻ căn cước
24
-
Kẻ cướp ôtô bị tài xế đâm gục là nhân viên QLTT Cà Mau
15
- Tin nóng 24h: Lật tẩy thủ đoạn kinh doanh gas lừa đảo
-
46 năm giữ kỷ vật của đối phương
7
-
Giải cứu 5 người trong ngôi nhà cháy ở Quận 5, TP.HCM
2
-
Giáng cấp, chuyển công tác cảnh sát PCCC vòi tiền doanh nghiệp
78
- Việt Nam - Campuchia khánh thành cột mốc biên giới số 30