Say mê phi thường, việc khó cũng thành

Thứ ba, 07/05/2019 10:56

Năm 2014, Cục An toàn thông tin thành lập, chỉ có 5 người, chưa có kinh phí hoạt động. Trọng trách vô cùng nặng nề khi các hệ thống kỹ thuật về an toàn thông tin quy mô quốc gia chưa có. Hệ thống thông tin của các cơ quan Nhà nước hầu chưa đầu tư bảo mật Việt Nam nằm trong danh sách các nước có tỷ lệ lây nhiễm mã độc và tấn công mạng vào loại cao nhất trên thế giới.

20190507-l15.jpg

Trần Đăng Khoa nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT

Trần Đăng Khoa - khi đó là chuyên viên đã chủ động đề xuất xây dựng một Hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam với tham vọng táo bạo: hệ thống sẵn sàng “mở”, kết nối và chia sẻ dữ liệu với hệ thống của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác, tối ưu hiệu quả an toàn thông tin ở quy mô quốc gia.

Tuy nhiên, đây là lĩnh vực nhạy cảm! Chủ quyền số, an toàn, an ninh quốc gia trong không gian mạng không thể phụ thuộc vào các giải pháp thiết kế thương mại của các hãng nước ngoài.
 
Hệ thống xử lý tấn công mạng internet Việt Nam bắt buộc phải do chính người Việt xây dựng và làm chủ, vừa để phù hợp với đặc thù trong nước, vừa đảm bảo tối cao các yêu cầu bảo mật, an ninh an toàn thông tin quốc gia.
 
Bài toán hay, tham vọng lớn, tư duy khác biệt nhưng chính điều đó đã khiến cho Khoa và nhóm thiết kế như “ôm rơm nặng bụng”.
 
Một năm trời! Mày mò nghiên cứu nhưng bế tắc, không tìm được lời giải. Năm 2015, dự án bên bờ vực phá sản vì những tranh luận về phương án thiết kế đã nảy sinh.
 
Thế nhưng, bằng sự kiên trì, tự tin, không nản của Trần Đăng Khoa, lãnh đạo Cục đã ủng hộ và phê duyệt phương án của nhóm để triển khai.
 
Năm 2016, Hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam đã hoàn thành pha 1 và đi vào hoạt động.
 
3 năm qua, trên nền tảng này, Cục An toàn thông tin ghi nhận gần 200 nghìn cuộc tấn công mạng vào Việt Nam, trong đó có nhiều cuộc tấn công có chủ đích nguy hiểm vào các cơ quan trọng yếu của Chính phủ, cảnh báo và hướng dẫn kịp thời tới các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng xử lý.
 
Năm 2018, hệ thống ghi nhận: 10.022 cuộc tấn công mạng vào Việt Nam (trong đó có 5.932 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing); 3.198 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface); 1.090 cuộc tấn công cài cắm mã độc (Malware); 4.181.773 địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (botnet); 2.166 trang web lấy cắp thông tin cá nhân của người Việt Nam). Cảnh báo khoảng 23.000 lượt và hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức trên toàn quốc xử lý khắc phục về an toàn thông tin.
 
Đặc biệt, trong 3 tháng, từ tháng 7-10/2018, hệ thống đã tích hợp thành công với hệ thống kỹ thuật của một số doanh nghiệp như Viettel, BKAV, InfoRe … để nâng cấp thành Hệ thống giám sát cả về kỹ thuật lẫn thông tin công khai trên Internet. Đây là hệ thống lõi hình thành nên Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia hiện nay- một cơ quan sẽ bảo vệ bộ não và huyết mạch Việt Nam trong thời đại Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
 
Say mê phi thường, việc khó cũng thành! Trần Đăng Khoa, Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) củng cố một niềm tin vững chắc trong chúng ta rằng: Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc an ninh mạng!
 
Chỉ số An toàn thông tin theo xếp hạng của Liên minh viễn thông thế giới (ITU): năm 2016, Việt Nam đứng 101 trên thế giới; năm 2018, Việt Nam đứng thứ 50, tăng 51 bậc!
 
Không có gì là không thể khi chúng ta dám nghĩ, dám làm và làm khác!
 
 
PV
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top