Chuyển đổi số nông nghiệp: Hãy hành động ngay

Thứ bảy, 24/12/2022 07:03

Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khi chia sẻ về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

u35.jpg

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã khẳng định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực quan trọng để mở ra cơ hội và những mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp.

Qua đó để thấy chuyển đổi số là nhiệm vụ rất quan trọng để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm.

Thứ trưởng cho biết: Để có thể minh bạch nền nông nghiệp cần phải có căn cứ, dữ liệu trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập sâu với độ mở của nền kinh tế 207% và đang thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Nền nông nghiệp Việt Nam rất đa dạng với 7 vùng kinh tế, sinh thái, thổ nhưỡng, khí hậu. Muốn đưa nông sản Việt ra thị trường thế giới, không cách nào khác phải công khai minh bạch trên cơ sở thực hiện chuyển đổi số.

Thứ trưởng Tiến cho rằng, từ thực tiễn triển khai chuyển đổi số thời gian qua, có thể coi năm 2020 là năm khởi động nhận thức về chuyển đổi số. Năm 2021 là nắm bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch. Năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện.

Do đó, Thứ trưởng Tiến đề nghị các Ủy viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạo đơn vị lĩnh vực phụ trách phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu dự án "Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nền tảng ngành NN-PTNT" theo Nghị Quyết 11/CP của Chính phủ.

“Những nội dung trong công cuộc thực hiện chuyển đổi số trong thời gian tới đã được nêu rõ, giờ là lúc phải hành động. Cần xác định chuyển đổi số, như khoa học công nghệ, là một dòng thác cứ chảy liên tục.

Nếu không có khởi đầu, chúng ta sẽ lạc hậu và không thể bắt nhịp được với xu hướng của khu vực quốc tế. Công nghệ là vị thế quốc gia, dân tộc. Muốn nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển đổi số sẽ là biện pháp đặc biệt quan trọng”, Thứ trưởng Tiến khẳng định.

Chia sẻ về chuyển đổi số trong chăn nuôi, ông Nguyễn Quý Dương, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Cục đã phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) xây dựng phần mềm nhận diện sinh vật gây hại ứng dụng big data và trí tuệ nhân tạo. Tháng 10/2021, Cục và Viettel đã triển khai chạy thử mô hình tại tỉnh An Giang trên đối tượng cây lúa.

“Cây lúa có rất nhiều dịch hại trong khi một đối tượng dịch hại có rất nhiều pha, bệnh nên cần rất nhiều hình ảnh mới có thể nhận diện được. Trên cơ sở đó, Cục chỉ đạo các Trung tâm BVTV vùng xây dựng hệ thống hình ảnh dữ liệu kết nối, nhận biết khoảng 10 sinh vật gây hại, phổ biến nhất ở trên lúa tại Việt Nam. Sau đó có hướng dẫn đặc điểm phát sinh gây hại và biện pháp phòng trừ các sinh vật gây hại đó”, ông Dương thổ lộ.

Còn ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt chia sẻ, chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt có 2 nhiệm vụ trọng tâm đó là xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành trồng trọt và xây dựng, quản lý mã số vùng trồng. Thời gian tới, Cục Trồng trọt sẽ phối hợp cùng các doanh nghiệp rà soát, hoàn chỉnh, bổ sung công tác xây dựng phần mềm quản lý mã số vùng trồng.

“Những vấn đề trong lĩnh vực trồng trọt có rất nhiều đối tượng nên cần phải chọn một đối tượng thử nghiệm, để từ đó rà soát, bổ sung, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng phần mềm quản lý mã số vùng trồng”, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho hay.

Theo đó, Cục Trồng trọt và các đơn vị đã lựa chọn cây thanh long. Ở Việt Nam, thanh long được trồng tập trung tại 3 tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Sau khi phần mềm cấp và quản lý mã số vùng trồng được hoàn thiện, trong tháng 3/2022, Cục và các đơn vị sẽ hỗ trợ 3 tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An triển khai, thực hiện trước, sau đó sẽ hỗ trợ các tỉnh có diện tích trồng thanh long khác.

“Song song với đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành trồng trọt sẽ bao gồm các vấn đề từ sản xuất, trồng trọt, đất đai, quản lý đến thị trường… Cũng trong tháng 3/2022, Cục sẽ phối hợp với các địa phương thu thập thông tin, dữ liệu cơ sở của ngành trồng trọt”, ông Cường thông tin.

 

theonongnghiephuucovn.vn
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top