Hải Dương: Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu, 14/11/2014 10:28

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, ngay từ đầu tỉnh Hải Dương đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt cũng như lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

img

Hải Dương đã ban hành nhiều Nghị quyết, Kế hoạch, chương trình, mục tiêu, giải pháp để thực hiện nhanh và có hiệu quả như Kế hoạch tuyên truyền số 462/KH-BCĐ ngày 02/8/2011, Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 24/9/2013 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020...đến nay, đã đạt được kết quả bước đầu, làm thay đổi nhận thức của nhân dân và cán bộ trong tỉnh về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, nhiều công trình xây dựng được hình thành…

Kết quả đạt được

Về tuyên truyền, đã tổ chức 2 đợt tập huấn cho cán bộ các huyện, thành phố, thị xã; bí thư, chủ tịch UBND 228 xã, bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, cán bộ chuyên môn, chủ nhiệm hợp tác xã của 58 xã giai đoạn I với trên 1.800 học viên tham dự; ban hành tài liệu hỏi - đáp Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông mới; phối hợp với đài phát thanh và truyền hình tỉnh đưa 20 tin thời sự, 17 phóng sự, 1 buổi tọa đàm; Báo Hải Dương đăng 132 tin, 95 bài, 50 ảnh…; cấp huyện, xã tổ chức được 520 lớp tập huấn với gần 35.000 lượt người tham dự; ngoài ra tất cả các xã trong tỉnh tiếp song các nội dung tuyên truyền của Đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện…

Trong 228 xã, bình quân mỗi xã đạt 10,7 tiêu chí, tăng thêm bình quân mỗi xã 4,0 tiêu chí so với trước khi triển khai. Đối với 58 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn I, bình quân mỗi xã đạt 13,4 tiêu chí, tăng thêm bình quân mỗi xã 5,4 tiêu chí so với trước khi triển khai, giúp nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân (thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2013 là 26,64 triệu đồng/người, riêng khu vực nông thôn bình quân là 24,12 triệu đồng/người), nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

 Khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc như sự quyết tâm của người dân và cán bộ ở một số xã trong tỉnh về xây dựng nông thôn mới còn chưa mạnh mẽ, có tư tưởng trông chờ vào nguồn lực hỗ trợ của cấp trên, chưa quyết liệt trong huy động các nguồn lực và sức dân để xây dựng nông thôn mới.

Mặc dù Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã chú trọng đến phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; tạo việc làm mới cho lao động trong xã, nhưng hiệu quả trong phát triển sản xuất còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người của nhiều xã còn thấp; những tiêu chí đạt đều là những tiêu chí dễ thực hiện, những tiêu chí chưa đạt đều đòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn so với khả năng huy động của xã như tiêu chí giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, trong khi nguồn lực thực hiện Chương trình hạn chế.

Trong 3 năm thực hiện, nền kinh tế trong tỉnh, trong nước gặp nhiều khó khăn, nên nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của Trung ương, tỉnh, huyện cho các xã chưa được nhiều. Nguồn thu ngân sách của các xã trong tỉnh cũng gặp khó khăn, chủ yếu lấy từ nguồn bán đất ở; công tác tuyên truyền, triển khai xây dựng nông thôn mới ở một số xã còn mang tính hình thức, cấp ủy, chính quyền một số xã chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong việc triển khai các nội dung Chương trình, thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, Ban phát triển thôn chủ yếu là kiêm nhiệm, hiệu quả hoạt động chưa cao; ở một số địa phương vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chưa tham gia tích cực trong công tác lập đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, chưa hăng hái trong góp công, góp của, chưa nhiệt tình trong thực hiện việc dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng để xây dựng nông thôn mới…

Giải pháp thực hiện

Để thực hiện nhanh, bền vững và có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian tới Hải Dương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin khác nhau, các tổ chức, các ngành, đoàn thể nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân hiểu xây dựng nông thôn mới là của toàn xã hội trong đó người dân ở thôn, xã là nòng cốt; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới, Ban phát triển thôn; đẩy mạnh triển khai các nội dung của Kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, các đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, chỉ đạo các xã triển khai nhanh việc công bố và cắm mốc quy hoạch để nhân dấn biết và thực hiện, các xã cần lựa chọn các tiêu chí, lĩnh vực có ưu thế, đầu tư kinh phí ít để triển khai thực hiện trước; tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng để tổ chức lại sản xuất, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng tăng khả năng cạnh tranh và khắc phục tình trạng nông dân bỏ ruộng; Ban chỉ đạo các xã tích cực, chủ động trong việc huy động nguồn lực của dân, ủng hộ, tài trợ của các doanh nghiệp, con em xã quê, tập trung khai thác quỹ đất và các nguồn thu khác của xã..; tập trung, hỗ trợ cho các xã (19 xã) phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2014-2015.

 

Lê Khoa
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top