Chuyển đổi đất lúa phải phù hợp quá trình tái cơ cấu

Thứ sáu, 31/10/2014 15:09

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang nói rõ về việc thời gian qua có chủ trương cho chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa.

img

1 ha thanh long cho lợi nhuận trung bình từ 200-300 triệu đồng/năm. 

Chủ trương chung của Nhà nước là đến năm 2020 đảm bảo giữ khoảng 38 triệu ha đất chuyên canh lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Chính phủ cũng đã có Nghị định 42/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, trong 2 năm thực hiện, diện tích đất trồng lúa hiện nay là 40,1 triệu ha.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, Chính phủ đã cho phép chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản có giá trị cao hơn. Theo rà soát, tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn năm 2014-2105 sẽ chuyển đổi khoảng 260.000 ha, giai đoạn 2016-2020 chuyển đổi khoảng 500.000 ha đất loại này.

Bộ TN&MT đánh giá chủ trương này là phù hợp, nhất là khi kế hoạch này được dự kiến thực hiện đồng bộ, đảm bảo quy hoạch và mục tiêu hiệu quả của việc sử dụng đất, phù hợp với chủ trương dồn điền đổi thửa và nhất là các cây trồng, con vật nuôi được dự kiến phù hợp với quy hoạch ngành, các yếu tố thị trường cụ thể.

Trong phiên thảo luận tại Hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập tới vấn đề chủ trương sử dụng đất lúa một cách linh hoạt và có hiệu quả.

Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (tỉnh Bình Thuận) cho biết, tại tỉnh Bình Thuận, trong khi 1 ha lúa đạt năng suất cao chỉ có thu nhập khoảng 10 triệu đồng/vụ thì 1 ha thanh long cho lợi nhuận trung bình từ 200-300 triệu đồng/năm. Vì thế hiện nay nông dân nhiều nơi ở Bình Thuận đang chuyển khá mạnh diện tích trồng đất lúa kém hiệu quả, thậm chí một số nơi chuyển cả diện tích trồng đất lúa 2 vụ, nhưng năng suất thấp sang trồng thanh long. Tuy nhiên, xu thế này đang có một số vướng mắc do quy định về việc chuyển đổi này chưa được hướng dẫn cụ thể, phù hợp.

Trong khi đó, đại biểu Đào Tấn Lộc (tỉnh Phú Yên) cũng tán thành chủ trương chuyển đổi khi cho rằng, dù xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam có năm còn thấp hơn giá trị nhập khẩu ngô, đậu tương cho chăn nuôi. “Vấn đề đặt ra là có nên chuyển khoảng 20-25% diện tích lúa sang trồng ngô, đậu tương và có chăn nuôi hay không? Không phải vài ba trăm ngàn ha như dự kiến tái cơ cấu mà có thể lên đến bảy tám trăm ngàn ha thích hợp cho các cây trồng, chăn nuôi cần chuyển đổi, nhất là khi nhiều công nghệ mới đảm bảo ngô, đậu tương năng suất cao vọt và hiệu quả hơn trồng lúa”, đại biểu Lộc nói.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top