An Giang: Tăng cường dạy nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số

Thứ tư, 21/08/2013 16:31

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số, trong đó, dạy nghề nông nghiệp vùng đồng bào Khmer, như: Đầu tư thủy lợi vùng cao, tổ chức huấn luyện và chuyển giao khoa học kỹ thuật... luôn được tỉnh chú trọng thực hiện, nhằm nâng cao đời sống người dân.

img

Dạy nghề chăn nuôi vừa phù hợp, vừa mang lại nhiều lợi ích

Thực hiện Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên... đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở, tuyên truyền về Đề án; phát trên 87.500 tờ bướm, tờ rơi (7.500 tờ rơi in 2 thứ tiếng Việt và Khmer) tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, các chính sách, chế độ hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ đến các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí cho huyện điểm, huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số… để đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên địa bàn. Cụ thể, dạy kỹ thuật nuôi bò cho trên 870 lao động dân tộc thiểu số ở An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, Châu Thành... Đây là số lao động đang sản xuất ở lĩnh vực nông nghiệp, mỗi lao động có thể nuôi từ 2 đến 3 con bò, 6-8 tháng thì bán bò thịt, trừ chi phí, một con bò lãi 8 đến 9 triệu đồng, bình quân người lao động có thêm thu nhập 1 triệu đồng/tháng.  
 
18 lớp dạy kỹ thuật trồng rau an toàn ở An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn... được tổ chức, với gần 500 lao động dân tộc thiểu số tham gia học nghề, tỉ lệ có việc làm sau khóa học đạt 64%. Thông qua các lớp dạy nghề, người lao động được phổ biến kiến thức khoa học, phương pháp canh tác mới, kỹ thuật tiên tiến, giúp giảm rủi ro và chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác và lợi nhuận. Mỗi lao động trồng rau màu, đạt thu nhập từ 1,8 triệu đồng đến 2 triệu đồng/tháng. Đối với nghề dệt thổ cẩm Khmer và Chăm phù hợp lao động nữ dân tộc thiểu số. Riêng, huyện Tịnh Biên đã dạy nghề cho trên 70 người, thu nhập tăng thêm ngoài lĩnh vực nông nghiệp từ 800.000đ – 1,2 triệu đồng/người/tháng. Tại huyện Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn... có trên 2.400 người được dạy nghề xây dựng dân dụng, trên 55% lao động có việc làm trong tỉnh và 25% lao động làm việc ngoài tỉnh, thu nhập 2,1 triệu đồng – 2,4 triệu đồng/người/tháng. Các mô hình thuộc nhóm nghề nông nghiệp, sau khi học nghề, người lao động tự tạo việc làm tại chỗ, đồng thời chính quyền và đoàn thể địa phương giới thiệu vay vốn, tư vấn phương pháp làm ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình...

img

Ứng dụng kỹ thuật trồng cây trên cạn, khai thác sản xuất vùng đất núi

Trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều có trường, trung tâm dạy nghề. Với sự hỗ trợ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ năm 2009, tỉnh tiến hành xây dựng Trường Trung cấp Nghề Dân tộc nội trú tỉnh  (đặt tại xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) và đến tháng 3- 2011 chính thức hoạt động. Trường tuyển sinh nhiều lớp đào tạo trình độ trung cấp nghề cho gần 500 học sinh và có hơn 1.000 học viên tham gia các lớp dạy nghề theo Quyết định 74/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn và dạy nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số. Giai đoạn 2010-2013, tỉnh có 9 cơ sở dạy nghề công lập được ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư kinh phí 56 tỷ đồng; trên 80% số cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top