Nâng cao năng lực xây dựng hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia

Thứ tư, 31/07/2013 13:32

Sáng 30-7, tại Hà Nội, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (Koica) phối hợp với Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia tại Việt Nam”.

img

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Cao Văn Sâm phát biểu khai mạc Hội thảo.

Đến dự có đồng chí Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Kim In – Trưởng đại diện Koica tại Việt Nam, ông Oh Nak Young, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Bộ ngành cùng các chuyên gia tư vấn, cố vấn Hàn quốc tại Việt Nam.

Thay mặt lãnh đạo Tổng cục dạy nghề, Bộ LĐTB-XH, Phó Tổng cục trưởng Cao Văn Sâm phát biểu khai mạc Hội thảo. Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam khẳng định quyết tâm đến năm 2020, Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, bên cạnh giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba giải pháp đột phá chiến lược, trong đó chất lượng dạy nghề có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội.
 
Bắt đầu từ năm 2008, Việt Nam từng bước thiết lập Hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật dạy nghề. Tính đến tháng 6/2013, đã chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho 178 nghề và đã ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho 126 nghề thuộc các lĩnh vực: xây dựng; công nghiệp và thương mại; giao thông vận tải; nông, lâm, ngư nghiệp; du lịch; xây dựng.  Và ban hành 40 bộ ngân hàng đề thi đánh giá kỹ năng; cấp giấy chứng nhận cho 14 CSDN để thực hiện đánh giá kỹ năng ở 23 nghề; tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm đánh giá kỹ năng và đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức thí điểm đánh giá ở bậc trình độ kỹ năng 2 của 13 nghề cho 1.647 giáo viên, học sinh học nghề và người lao động; kết quả thí điểm có 897 người dự thi đạt yêu cầu thi thực hành (chiếm 54,5%).

Theo thống kê của Tổng cục dạy nghề, đến năm 2010, dân số Việt Nam đã đạt trên 87 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 70%. Lực lượng lao động hiện đã đạt trên 47 triệu người, trong đó trên 30% số lao động dưới 30 tuổi. Dự báo đến năm 2020, lực lượng lao động đạt 63 triệu người, trong đó số lao động đang trong độ tuổi là 52,8 triệu.
 
Dự án được triển khai trong thời gian rất ngắn (từ tháng 4/2012 đến nay), song những thành quả đã đạt được của dự án không những chứng minh cho tính bền vững mà còn tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện về kinh tế, xã hội, văn hoá của Việt Nam.
 
Dự án “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam” nhằm tư vấn pháp luật và các quy định liên quan đến đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề; thiết lập cơ quan quản lý đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và các Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
 
Tổng số vốn của dự án là 1,8 triệu USD, trong đó, vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ khoảng 1,5 triệu USD, vốn đối ứng do Chính phủ Việt Nam tài trợ là 300.000 USD. Các tiêu chí trong quá trong quá trình triển khai thực hiện dự án bao gồm: Thiết lập hệ thống chứng chỉ nghề và các qui định liên quan; thiết lập vận hành và quản lý tài chính cơ quan quản lý kiểm định chứng chỉ nghề quốc gia; đưa ra các tiêu chuẩn ra đề thi đối với từng hạng mục, hướng dẫn qui trình tổ chức thi, ra đề và tiến hành thi.
 
 Ong Kim In.jpg
Ông Kim In – Trưởng đại diện Koica tại Việt Nam
 
Mục đích của Dự án là xây dựng chế độ kiểm định chứng chỉ nghề quốc gia thích hợp với chế độ xã hội cũng như thị trường lao động Việt Nam, thích hợp với chính sách xã hội của chính phủ Việt Nam; tạo nền tảng cơ bản về luật pháp, chế độ và nguồn nhân lực để xây dựng chế độ kiểm định chứng chỉ nghề quốc gia thích hợp với các lĩnh vực dạy nghề và trường lao động Việt Nam. Đồng thời, nhằm xây dựng chế độ kiểm định chứng chỉ nghề và vận hành cơ quan quản lý công tác kiểm định này.
 
Ong Oh Nak Young.jpg
Ông Oh Nak Young, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam
 
Các tham luận tại hội thảo cho thấy, ở Việt Nam, chỉ những kĩ năng nghề qua đào tạo là được công nhận chính thức trên văn bằng chứng chỉ do cơ sở đào tạo đánh giá, công nhận. Những kỹ năng nghề do người lao động có được thông qua đào tạo tại nơi làm việc và tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn thì chỉ được doanh nghiệp nơi làm việc công nhận, chứ chưa được đánh giá, công nhận chính thức bằng hệ thống thống nhất của quốc gia.
 
Cùng với đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng của lao động Việt Nam còn thấp, thiếu nhiều lao động lành nghề là do người lao động gặp khó khăn khi chuyển đến nơi làm việc mới cũng như trong việc thăng tiến, gây ra sự bất bình đẳng và không khuyến khích được người lao động học tập, rèn luyện suốt đời để đạt trình độ cao hơn.
 
ban giao.jpg
Ký kết bàn giao các báo cáo dự án
 
Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia hướng đến tiêu chuẩn ASEAN là việc làm cấp thiết hiện nay: “Theo các lãnh đạo ASEAN thì đến năm 2015, hướng tới cộng đồng ASEAN, khi đó chúng ta tiến tới công nhận kỹ năng nghề lẫn nhau giữa người lao động của các nước ASEAN. Nghĩa là người lao động Việt Nam sang làm việc lại Indonesia hay Malaysia cũng đều được công nhận như nhau và có quyền được trả lương như nhau. Vì thế chúng ta phải xây dựng hệ tiêu chuẩn kĩ năng nghề như thế nào để họ công nhận chúng ta và chúng ta công nhận họ”.
 
chup anh luu niem1.jpg
 
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
 
Kết luận Hội thảo, PGS.TS Cao Văn Sâm đánh giá cao sự giúp đỡ của các chuyên gia Hàn Quốc cho dự án: “Nâng cao năng lực nhằm thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Việt Nam”.  Phía Hàn Quốc giúp Việt Nam đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; chuyển giao công nghệ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; triển khai 3 nghề thí điểm để đánh giá chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao năng lực của các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam và đặc biệt là tạo cơ hội trong việc đánh giá, sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, gắn kết giữa đào tạo giữa người lao động kỹ năng với doanh nghiệp sử dụng lao động.
 
Dự án cũng tác động việc hình thành và phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, tác động thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam và đặc biệt gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề trong thời gian tới, Việt Nam đang nỗ lực từng bước xây dựng hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi luật Dạy nghề có hiệu lực từ 1/6/2007. Hoạt động đánh giá kỹ năng nghề và cấp chứng chỉ dựa trên tiêu chuẩn kỹ năng nghề là vấn đề quyết định đối với Việt Nam, vì nó sẽ phát triển một lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao cho thị trường. Cùng với đó, việc thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được hy vọng sẽ đáp ứng sự tăng lên về nhu cầu lao động có tay nghề cao ở Việt Nam.
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top