Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Chủ nhật, ngày 28/05/2023

TIN TỨC

Ninh Bình tổ chức 1.289 lớp dạy nghề sau 3 năm triển khai Đề án 1956

27/03/2013 10:11 SA Xem cỡ chữ
(Mic.gov.vn) - 

Từ năm 2010, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức triển khai Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.



Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Đến nay toàn tỉnh đã tổ chức được 1.289 lớp dạy các nghề như may công nghiệp, đan cói, chẻ tăm hương, đá mỹ nghệ, cơ khí, mộc, xây dựng, điện tử, hàn cơ khí, móc sợi, đính hạt cườm, đan cói, bèo bồng, thêu ren... Trong đó, dạy nghề theo hình thức dài hạn cho 14.800 người, chiếm 29,83%; dạy nghề ngắn hạn cho 34.815 người, chiếm 70,17%. Các lao động tham gia học nghề thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, hộ bị thu hồi đất canh tác và lao động nông thôn. Nét nổi bật trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua là đã tiến hành đào tạo nghề theo mô hình liên kết với doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống đã giúp cho nhiều lao động tìm được việc làm phù hợp ngay tại địa phương. Tỷ lệ lao động gắn với việc làm và có việc làm mới sau học nghề đạt từ 70-80%, với mức thu nhập trung bình từ 800 nghìn đồng đến 3 triệu đồng/người/tháng.
 
Trong quá trình thực hiện Đề án 1956, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của 760 doanh nghiệp lớn trên địa bàn và toàn bộ năng lực dạy nghề của 53 cơ sở dạy nghề để đảm bảo hoạt động đào tạo nghề đạt hiệu quả. Tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh. Hiện, đang tập trung xây dựng Trường Trung cấp nghề Nho Quan với nguồn kinh phí được phê duyệt là 75 tỷ đồng, đã đầu tư được 30,5 tỷ đồng. Trung tâm Dạy nghề huyện Hoa Lư, Gia Viễn đang được tập trung xây dựng. Trung tâm Dạy nghề Kim Sơn, thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Yên Khánh, thành phố Ninh Bình được đầu tư mua sắm thiết bị dạy nghề. Tỉnh cũng đã tổ chức bồi dưỡng sư phạm dạy nghề cho 233 giáo viên và người dạy nghề. Chất lượng các lớp dạy nghề ngày càng được nâng cao.
 
Thực hiện Đề án 1956 hiệu quả đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt. Người học nghề đã tiếp cận được kiến thức chuyên môn, biết cách làm nghề, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, có cơ hội vào làm việc tại các doanh nghiệp. ở một số nơi, nhất là ở các xã thí điểm, các mô hình dạy nghề đã góp phần hình thành mô hình sản xuất mới, với những nông dân đã qua đào tạo nghề là lực lượng nòng cốt. Có không ít lao động nông thôn sau học nghề đã trở thành chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ..
 
Mục tiêu đến năm 2020  Ninh Bình có từ 55-60% lao động qua đào tạo nghề, giai đoạn 2011-2015 có 70-80%, giai đoạn 2016-2020 có 80-90% số lao động học nghề có việc làm hoặc tự tạo việc làm.
 

P. Bình

Lượt truy cập: 1298

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT( 0)