Mô hình thí điểm đào tạo nghề lao động nông thôn vùng chuyên canh phát huy hiệu quả, tăng năng suất và thu nhập cho người dân

Thứ tư, 27/03/2013 09:46

Sáng 6/3/2013, tại Hà Nội, Viện Khoa học Dạy nghề (Tổng cục dạy nghề) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết mô hình thí điểm đào tạo nghề lao động nông thôn vùng chuyên canh theo đề án 1956. Mục tiêu của hội nghị nhằm thảo luận về kinh nghiệm hay của một số mô hình điển hình, chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo mô hình thí điểm. Đây cũng là cơ sở để hoàn thiện báo cáo Chính phủ trong hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 1956 vào cuối tháng 3

img
Cây chè

Theo báo cáo của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và thực nghiệm trình bày tại hội nghị trong thời gian 3 năm (từ 2010 - 2012), Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề đã tổ chức thí điểm các mô hình đào tạo 43 nghề trong các lĩnh vực trồng cây chuyên canh, chăn nuôi và một số nghề phi nông nghiệp khác tại các huyện điểm, xã điểm cho 15.085 người học nghề là lao động nông thôn tại 40 tỉnh thành trên cả nước, trong đó người dân tộc thiểu số là 2.679 người (chiếm 17,76%); hộ nghèo: 2.215 người (chiếm 14,68%); người có công, gia đình chính sách, người tàn tật: 134 người (chiếm 0,9%).
 
Nhóm mô hình các nghề chuyên canh cây công nghiệp (11 nghề: trồng sắn, trồng chè, cao su, thuốc lá, mía, chuối, mây, điều, bông, trà ô long, cà phê); Nhóm mô hình các nghề chuyên canh cây nông nghiệp (9 nghề: trồng rau, nấm, khoai tây, xoài, quýt, cam, lúa, na, hoa); nhóm mô hình các nghề chăn nuôi (6 nghề: nuôi bò, trâu, gà, ngựa, lợn và cá tầm); Nhóm mô hình các nghề khác (8 nghề: may công nghiệp, may dân dụng, đan lát, hàn, mộc, sửa chữa máy nông nghiệp, dệt thổ cẩm, thêu ren).
 
Các mô hình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các vùng chuyên canh, mô hình đào tạo nghề cấp huyện và xã điểm đã có những mô hình phát huy được tính hiệu quả, giúp người dân lao động nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. Có 6 mô hình hiệu quả có khả năng nhân rộng trên địa bàn huyện, tỉnh và toàn quốc đó là: mô hình trồng lúa chất lượng cao, mô hình trồng chè, mô hình trồng thuốc lá, mô hình trồng sắn, mô hình chăm sóc vào cạo mủ cao su và mô hình trồng mía.
 
Đại diện các địa phương có những mô hình hiệu quả cũng đã trình bày kinh nghiệm tại địa phương như: Huyện Phổ Yên Thái Nguyên (với 4 mô hình đào tạo nghề thí điểm: mô hình đào tạo nghề trồng hoa; đào tạo nghề gia công chế biến sản phẩm mộc; đào tạo nghề trồng, chăm sóc, thu hoạch chè; mô hình đào tạo nghề thêu ren xuất khẩu). Mô hình trồng mía tại Lam Sơn - Thanh Hóa của trường CĐN Lam Kinh. Mô hình trồng sắn tại Quảng Trị của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp Ngô Tuân. Mô hình chuyên canh chè của Tổng công ty Chè và mô hình chuyên canh thuốc lá của Tổng công ty Thuốc lá Vinataba.
 

Tiến Thắng
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top