Hà Nội: Đan Phượng đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ tư, 27/07/2016 10:57

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đan Phượng đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể quan tâm, thường xuyên chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

Để người dân tích cực tham gia các lớp đào tạo nghề, huyện Đan Phượng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, đặc biệt tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. Đồng thời, tổ chức khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động, đặc thù của từng địa phương, điều tra cung – cầu lao động của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế trên địa bàn, từ đó xây dựng kế hoạch, triển khai đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tiễn, phù hợp với thực tế, năng lực và đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động.
 
Theo số liệu thống kê, năm 2015, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện có 94.301 người, trong đó, số người có khả năng lao động là 90.484 người; số lao động đã qua đào tạo nghề là 59.834 người, chiếm tỷ lệ 63%; số lao động chưa qua đào tạo là 34.467 người, chiếm tỷ lệ 36,5%. Huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.937 lao động. Các ngành nghề được đào tạo chủ yếu là: trồng rau hữu cơ, trồng rau an toàn, nghề chăn nuôi thú y, điện dân dụng, may công nghiệp, nghề kỹ thuật chế biến món ăn và nghề trong điểm. Trong năm, huyện đã giải quyết việc làm thêm, việc làm mới cho 2.900 lao động, đạt 103% kế hoạch. Trong đó: 50 lao động vào làm việc ở các công ty, doanh nghiệp; 1.237 lao động được giải quyết việc làm sai khi được đào tạo nghề ngắn hạn; 48 lao động xuất khẩu và cho vay vốn giải quyết việc làm 167 dự án, tạo việc làm thêm, làm mới cho 1.065 lao động.
 
Song song với việc tổ chức mở lớp, đào tạo nghề cho lao động, huyện Đan Phượng cũng chú trọng tới việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề công lập nhằm đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo nghề. Đưa ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, kêu gọi các công ty, doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng, phát triển trên địa bàn, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là đối với lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.
 
Để đạt được kết quả đó là do huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí chiến lực của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Đồng thời huyện cũng xây dựng kế hoạch dạy nghề lao động nông thôn xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và của xã hội; phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; dạy nghề cho bộ phận nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại;...
 
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại như nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động của một số cấp ủy, chính quyền xã chưa đúng mức, nên chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức mở lớp đào tạo nghề tạo việc làm cho lao động; công tác thông tin tuyên truyền chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong độ tuổi ở một số xã còn hạn chế. Do đó, lao động chưa nắm được chính sách của Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề; nhận thức của một số lao động nông thôn đối với vấn đề học nghề chưa thực sự đúng đắn, gây hạn chế trong công tác tuyển sinh, mở lớp và công tác giải quyết việc làm sau mỗi khóa học...
 
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Năm 2016 huyện Đan Phượng sẽ tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề; tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng những mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tích cực phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm số 2 của Thành phố thực hiện tốt công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động có nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp trong nước, lao động đi du học nghề, xuất khẩu lao động.
 
Đồng thời, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội mở phiên giao dịch việc làm tại huyện, thường xuyên, liên tục, kịp thời tạo kết nối nhiều mối quan hệ lao động mới. Đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề, các chương trình quốc gia về đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm thông qua vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm.
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top