Hiệu quả của mô hình đào tạo nghề kép tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Thứ hai, 09/02/2015 15:25

Ngày 2/2, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên tổ chức Lễ tốt nghiệp cho các sinh viên nghề Cơ điện tử khóa 1, theo Chương trình hợp tác giữa các doanh nghiệp và trường đại học. Đây là mô hình hợp tác đào tạo nghề có sự tham gia sâu của doanh nghiệp với tư cách là đối tác đồng thời là người trực tiếp sử dụng lao động được đào tạo.

img

Ba sinh viên tốt nghiệp làm việc cho công ty Messer chụp ảnh cùng Tổng Giám đốc và đại diện công ty.

Muời một sinh viên tốt nghiệp làm việc cho Công ty B.Braun chụp ảnh cùng Giám đốc và đại diện công tyTham dự buổi lễ, về phía cơ quan Tổng cục Dạy nghề có: PGS.TS. Dương Đức Lân, Tổng Cục Trưởng; lãnh đạo Văn phòng; lãnh đạo Vụ Dạy nghề Chính quy. Về phía các tổ chức và công ty của Đức: Bà Nguyễn Bích Vân, phụ trách đào tạo nghề Phòng Thương mại Công nghiệp Đức tại Việt Nam (AHK); Bà Lisa Kreibich, Cố vấn kỹ thuật của Tổ chức Quốc tế Đức (GIZ); Ông Marc Wachter, Tổng giám đốc Công ty Messer; Ông Florian Deichmann, Giám đốc sản xuất Công ty B.Braun. Về phía Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên có: PGS.TS. Trần Trung, Hiệu trưởng nhà trường; ông Nguyễn Đức Giang, Phó Hiệu trưởng cùng các thầy cô là trưởng các đơn vị, đại diện một số giảng viên và 14/15 sinh viên cao đẳng nghề khóa 1 đã tốt nghiệp của nhà trường.
 
Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Công-Tư do Bộ Hợp tác và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) khởi xướng, với sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác Việt-Đức trong lĩnh vực “Đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam” và được sự cho phép của Tổng cục Dạy nghề, Trường ĐHSPKT Hưng Yên đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Công ty Messer và Công ty BBraun của Đức xây dựng và tổ chức triển khai thành công Chương trình thí điểm hợp tác đào tạo kỹ thuật viên Cơ điện tử trình độ cao đẳng nghề tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
 
Chương trình thí điểm thực hiện tuyển sinh Khóa 1 với 21 sinh viên tham dự thi tuyển đầu vào. Số lượng trúng tuyển là 15 và khóa học được khai giảng ngày 15/7/2013. Kết thúc khóa đào tạo, 14/15 sinh viên tốt nghiệp được trang bị các kỹ năng thực hành cao, kinh nghiệm làm việc thực tế và được nhận vào làm việc tại hai doanh nghiệp Đức.
 
Chương trình đào tạo cho Khóa 1 được thiết kế với thời lượng 1950 giờ với 16 mô đun chuyên môn nghề Cơ điện tử. Trong đó, 12 mô đun đào tạo tại trường có tổng thời lượng 975 giờ chiếm 50% thời gian. 4 mô đun đào tạo tại công ty có thời lượng 975 giờ chiếm 50% thời gian. 
 
Ưu điểm của mô hình
 
Về chuyên môn nghề: Các em sinh viên tham gia khóa học có 50% thời gian đào tạo tại công ty. Trên cơ sở các kiến thức chuyên môn nghề được học tại trường, sinh viên được thực tập trên các trang thiết bị hiện đại tại 2 công ty Đức. Sinh viên được các chuyên gia trong nước và nước ngoài hướng dẫn trong quá trình thực tập.
 
Ngoại ngữ: Do môi trường học tập và thực hành tại công ty nên các em  sinh viên được học 240 giờ tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành là 90 giờ. Ngoài ra trong quá trình thực tập tại công ty, sinh viên thường xuyên được tiếp xúc với chuyên gia nước ngoài, tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh… Chính vì vậy khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của sinh viên được đánh giá là tương đối tốt.
 
Với thời gian thực tập nhiều hơn tại công ty, sinh viên hình thành tác phong công nghiệp, chủ động trong công việc. Trong quá trình học, sinh viên được các công ty hỗ trợ tài chính, được tổ chức AHK của Đức tham gia cùng đánh giá và cấp chứng chỉ quốc tế. Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ chính thức trở thành cán bộ kỹ thuật làm việc tại các công ty.

PGS.TS. Trần Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên cho biết, hiện nay, công ty Messer và B.Braun tiếp tục đồng hành với nhà trường. Hiện nay, khóa 2 và 3 của Chương trình đã thực hiện tuyển sinh và thu hút sự quan tâm rất lớn của sinh viên cũng như các doanh nghiệp khác.
 
“Trong quá trình học tập, nếu sinh viên không đạt được yêu cầu phải loại ra để giữ vững chất lượng vì quan trọng nhất vẫn là chất lượng. Những sinh viên này sẽ trở thành những hạt nhân, những cán bộ kỹ thuật cốt cán không chỉ trong các doanh nghiệp Đức mà cả những doanh nghiệp khác, trở thành những người đào tạo trực tiếp cho các doanh nghiệp”, PGS.TS. Trần Trung chỉ rõ.

Theo ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, đây là mô hình đào tạo kép, đang được thực hiện thí điểm, đã thu hẹp khoảng cách giữa nhà trường và doanh nghiệp.   Cũng nhân dịp này, PGS.TS. Dương Đức Lân chỉ đạo nhà trường và phía công ty đối tác điểm lại những kết quả và bài học kinh nghiệm thực tiễn để chia sẻ tại Hội thảo chuyên đề cấp Quốc gia. Qua đó, đưa ra phương thức đào tạo tốt nhất và nhân rộng mô hình đào tạo này tới các doanh nghiệp của Việt Nam và các nước khác chứ không riêng gì các công ty của Đức.

Trường ĐHSPKT Hưng Yên là trường đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có truyền thống đào tạo gần 50 năm và hiện là trường đại học đa ngành, trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng, đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng có chất lượng cao trong những lĩnh vực: sư phạm kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, và ngoại ngữ.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top