Bỏ thuốc lá cần sự quyết tâm

Thứ tư, 12/12/2018 09:05

Phần lớn những người hút thuốc lá đều ít nhiều biết đến những tác hại của thuốc lá đối với bản thân họ và những người xung quanh. Tuy nhiên, không phải ai có ý định bỏ thuốc lá cũng thành công. Bởi, trong thuốc lá có chất nicotin gây nghiện. Nếu muốn từ bỏ cần có lịch trình cụ thể, có phương pháp khoa học, đòi hỏi sự kiên trì, hiểu biết, và quan trọng nhất là sự quyết tâm.

20181212-TL07.jpg
 
Cán bộ xã Tam Hợp (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) tuyên truyền về tác hại của thuốc lá 
 
Theo khảo sát, phần lớn những người hút thuốc lá đều ít nhiều biết rằng, hút thuốc lá gây tổn hại cho sức khỏe và kinh tế của chính bản thân họ. Nhiều người đã từng và đang có ý định bỏ thuốc lá, tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, họ vẫn chưa bỏ được thuốc lá hoặc đã từng bỏ thuốc lá nhưng chưa thành công.
 
Năm nay 35 tuổi, nhưng anh Trần Minh, xã Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) đã có thâm niên hút thuốc lá gần 20 năm. Anh Minh chia sẻ: Khi còn đang học THPT, nghe theo bạn bè rủ rê, tôi thử hút vài điếu thuốc lá cho vui, rồi dần dà nghiện lúc nào không hay. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi hiểu rất rõ những tác hại của việc hút thuốc lá tới sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Khi vợ tôi mang thai con thứ hai, đã nhiều lần bác sĩ cảnh báo nếu thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, thậm chí có nguy cơ cao dẫn tới dị tật thai nhi.
 
Bởi vậy, đã nhiều lần tôi có ý định cai thuốc lá, nhưng, mỗi lần tôi chỉ bỏ thuốc được 6 tháng rồi tiếp tục hút lại. Tuy đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ cai nghiện thuốc lán hư: Hút thuốc lá điện tử, nhai kẹo cao su, dùng nước xúc miệng… nhưng do tôi làm nghề phụ hồ, thường xuyên tiếp xúc với những người hút thuốc lá nên tôi nhanh chóng tái nghiện.
 
Mỗi lần tái nghiện, số lượng và tốc độ hút thuốc nhiều hơn. Trước đây, tôi chỉ hút 1 bao thuốc/ngày, nhưng sau lần tái nghiện đầu tiên, tôi đã hút 1,5 bao thuốc/ngày, và bây giờ là 2 bao thuốc/ngày, có khi 3 bao/ngày. Mỗi ngày làm phụ hồ được 300 nghìn đồng, nhưng tôi phải chi phí cho việc hút thuốc gần 60 nghìn đồng. Tôi thường xuyên bị viêm họng, ho và gặp các bệnh về hô hấp; người gầy gò, ăn không có cảm giác ngon miệng.
 
Không giống như anh Minh, đối với với anh Nguyễn Quốc Tuấn, Trung tâm Y tế huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, bỏ thuốc lá không phải là việc quá khó. Anh Tuấn chia sẻ: Tôi hút thuốc lá từ khi hơn 20 tuổi, đến nay đã gần 20 năm, trung bình mỗi ngày tôi hút hết 2 - 3 bao thuốc. Được tuyên truyền và tìm hiểu qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, nhất là làm việc tại cơ sở y tế, tôi hiểu rất rõ về những tác hại từ việc hút thuốc lá đối với bản thân và những người xung quanh, nhưng vì nghiện thuốc lá quá lâu rồi nên tôi không bỏ được.
 
Năm 2014, một lần đi khám sức khỏe đinh kỳ, bác sĩ cho biết nhịp tim của tôi nhanh hơn những người bình thường, có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch khiến tôi rất lo lắng. Đồng thời, bản thân tôi tự ý thức là một đảng viên cần gương mẫu chấp hành Chỉ thị 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về không hút thuốc lá nơi làm việc để làm gương cho cán bộ, đảng viên khác noi theo, vì thế, tôi quyết tâm từ bỏ thuốc lá.
 
Anh Tuấn đã lên kế hoạch cụ thể cho việc cai nghiện thuốc lá của mình. Anh hút giảm dần về tần suất và số lượng, mỗi ngày giảm 1-2 điếu thuốc, kết hợp các biện pháp, công cụ hỗ trợ cai thuốc lá như: Nước xúc miệng, kẹo cao su… Cứ như vậy, chỉ sau 1 tháng, anh Tuấn đã bỏ được thuốc lá hoàn toàn.
 
Anh Tuấn cho biết: "Đến nay, tôi đã cai thuốc lá được 4 năm. Tôi cảm thấy người rất sảng khoái, khỏe khoắn hơn, ăn tốt hơn, ngủ ngon hơn, giảm các bệnh về hô hấp, về răng miệng; không khí trong phòng làm việc, trong gia đình trong lành hơn. Một lợi ích không hề nhỏ nữa là tôi đã tiết kiệm được một khoản chi phí từ việc không hút thuốc".
 
Phần lớn những người hút thuốc lá đều ít nhiều biết đến những tác hại của thuốc lá đối với bản thân họ và những người xung quanh. Tuy nhiên, không phải ai có ý định bỏ thuốc lá cũng thành công. Bởi, trong thuốc lá có chất nicotin gây nghiện. Nếu muốn từ bỏ cần có lịch trình cụ thể, có phương pháp khoa học, đòi hỏi sự kiên trì, hiểu biết, và quan trọng nhất là sự quyết tâm.
 
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ: "Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, có rất nhiều biện pháp và công cụ hỗ trợ giúp những người nghiện cai thuốc lá dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sự hiểu biết, quyết tâm và kiên trì là những yếu tố quan trọng giúp việc từ bỏ thuốc lá thành công. Nếu người bệnh gặp khó khăn, có thể đến các cơ sở y tế để được tư vấn, giúp đỡ"./.
Bảo Quân
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top