Thế giới đấu tranh với thuốc lá ra sao?

Thứ sáu, 02/11/2018 15:39

Nhiều nước đã và đang đưa ra nhiều biện pháp để làm giảm số người hút thuốc lá.

hut-thuoc-1519381270072457680121.jpeg

Các biện pháp: tuyên truyền về tác hại của thuốc lá; cấm hút thuốc tại nơi công cộng,… là những biện pháp phổ biến nhất, hiện đang được áp dụng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Australia, Anh, Ireland, Nga….

Là nước chủ nhà thế vận hội Olympics 2020, Nhật Bản cũng đang cố gắng tạo hình ảnh một Tokyo không khói thuốc bằng việc thông qua dự luật cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng và trong nhà hàng, quán bar, quán cà phê. Chính phủ Nhật đánh thuế cao đối với thuốc lá và khuyến khích người hút thuốc chọn những loại thuốc có hàm lượng nicotin thấp. Các bao thuốc bán trên thị trường đều phải ghi rõ hàm lượng nicotin trong mỗi điếu thuốc. Áp lực xã hội ở Nhật giữ vai trò quan trọng đối với những người có thói quen hút thuốc bừa bãi. Nếu hút thuốc không đúng nơi quy định, người hút sẽ nhận được những ánh mắt khác thường từ những người xung quanh. Ở một xã hội mà tính kỷ luật được đề cao như Nhật thì việc phải nhận những ánh mắt như thế còn nặng nề hơn nhiều so với việc bị phạt tiền...
 
Singapore sau một thời gian tham vấn đã quyết định nâng độ tuổi được phép hút thuốc lá từ 18 lên 21. Quy định này sẽ được đưa ra Quốc hội để luật hóa trong vòng 1 năm tới. Chính phủ nước này cũng đang nghiên cứu để chuẩn hóa bao bì thuốc lá, như: bao bì hình thức đơn giản, không được phép có thông tin quảng cáo, tăng cường hình ảnh cảnh báo về tác hại của thuốc lá trên vỏ bao,...

Trung Quốc có khoảng 350 triệu người hút thuốc lá - chiếm 1/3 tổng số người hút thuốc toàn cầu. Ở Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 2.000 tỉ điếu thuốc được tiêu thụ. Sau khi ký Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, các lệnh cấm của Trung Quốc bắt đầu thực hiện. Hơn 150 thành phố ở Trung Quốc đã có những quy định hạn chế hút thuốc lá, trong đó Bắc Kinh là nơi đầu tiên cấm hút thuốc ở hầu hết các địa điểm công cộng. 

Tại nhiều quốc gia Châu Âu như Na Uy việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng đã khởi động từ tháng 6/2004. Đầu tiên, việc cấm hút thuốc nhằm bảo vệ sức khỏe của những người làm việc trong quán bar và khách sạn khỏi bị các tác hại của khói thuốc. Nếu không tuân thủ lệnh cấm, các chủ bar và khách sạn phải chịu mức phạt rất nặng.

Cũng tương tự, điều luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng được Đức triển khai từ giữa năm 2008. Không chỉ ở nhà ga, bến xe, phương tiện giao thông công cộng, người dân còn bị cấm hút thuốc ở nhà hàng, quán bar. Do đó chỉ có thể hút thuốc ở nhà riêng, trong ôtô cá nhân và một số địa điểm cho phép. Ngoài ra, người hút thuốc cũng có thể đến câu lạc bộ đặc biệt dành riêng cho người hút thuốc với những tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt.

Lệnh cấm hút và quảng cáo thuốc lá cho dù trực tiếp hay gián tiếp ở những nơi công cộng tại Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực kể từ  năm 2004. Ấn Độ cấm tất cả phương tiện truyền thông đại chúng quảng cáo các sản phẩm thuốc lá, ngoại trừ ở những điểm bán thuốc lá.

Hút thuốc ở những nơi công cộng như đường phố, xe buýt, tàu, khách sạn, sân bay và chợ sẽ bị cấm. Những người vi phạm có thể bị phạt. Sau khi có lệnh cấm, nhiều trường đại học đã tổ chức cai nghiện cho các giảng viên, sinh viên…
Ngoài các biện pháp nêu trên, theo đề xuất của Liên Hợp Quốc, trong thời gian tới, các quốc gia cần tiến hành những biện pháp bao gồm tăng thuế và tăng giá đối với các sản phẩm thuốc lá.

Trong bối cảnh thế giới có khoảng 1,1 tỷ người ở độ tuổi từ 15 trở lên hút thuốc lá, chỉ cần áp thuế 0,80 USD đối với mỗi bao thuốc cũng sẽ đem lại nguồn thu 140 tỷ USD cho toàn cầu. Mức thuế này cũng sẽ khiến giá thuốc lá trung bình tăng thêm 42%, dẫn đến kết quả là số người hút thuốc sẽ giảm đáng kể.
Thu Hạnh
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top