Các quốc gia với chiến dịch chống hút thuốc lá

Thứ tư, 15/11/2017 13:46

Có thể thấy, hậu quả và những tác hại khôn lường do thuốc lá gây ra cho sức khỏe, kinh tế, xã hội và sự phát triển của mỗi quốc gia là rất nghiêm trọng. Nhận thức được điều này, chính phủ nhiều nước đã và đang đề ra nhiều biện pháp nhằm làm giảm số người hút thuốc lá, góp phần đảm bảo cho một tương lai lành mạnh và bền vững hơn.

Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và cấm hút thuốc tại nơi công cộng, văn phòng làm việc là biện pháp hiện đang được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Australia, Anh, Ireland (Ai-len), Nga.
 
Là nước chủ nhà thế vận hội Olympics 2020, Nhật Bản cũng đang cố gắng tạo hình ảnh một Tokyo không khói thuốc bằng việc thông qua dự luật cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng và trong nhà hàng, quán bar, quán cà phê.Những người vi phạm lệnh cấm sẽ phải nộp phạt 300.000 Yen (tương đương 60 triệu đồng) và chủ nhà hàng hay quán bar vi phạm sẽ bị phạt 500.000 Yen (tương đương khoảng 100 triệu đồng).
 
Người dân Nhật Bản chia sẻ:"Tôi nghĩ sẽ thật xấu hổ khi thế giới thấy rằng Nhật Bản không thể có bước đi nào hay ban hành đạo luật nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá. Đây là lý do tại sao tôi rất muốn dự luật được thông qua"
 
Người dân Nhật Bản nói:“Ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc phải bệnh phổi mãn tính do hút thuốc hay hút thuốc thụ động, đặc biệt là phụ nữ. Để giảm thiểu được tình trạng này tôi hy vọng dự luật cấm hút thuốc sẽ được thông qua”.
 
Trong khi đó, Singapore sau một thời gian tham vấn đã quyết định nâng độ tuổi được phép hút thuốc lá từ 18 lên 21. Quy định này sẽ được đưa ra Quốc hội để luật hóa trong vòng 1 năm tới. Chính phủ Singapore cũng nghiên cứu các kinh nghiệm của nhiều nước khác như Australia, Pháp và Anh trong việc chuẩn hóa bao bì thuốc lá, như bao bì hình thức đơn giản, không có bất kỳ thông tin quảng cáo nào, đồng thời tăng cường hình ảnh cảnh báo về sức khỏe trên bao thuốc.
 
Ngoài các biện pháp nêu trên, theo đề xuất của Liên Hợp Quốc, trong thời gian tới, các quốc gia cần tiến hành những biện pháp bao gồm tăng thuế và tăng giá đối với các sản phẩm thuốc lá. Trong bối cảnh thế giới có khoảng 1,1 tỷ người ở độ tuổi từ 15 trở lên hút thuốc lá, chỉ cần áp thuế 0,80 USD đối với mỗi bao thuốc cũng sẽ đem lại nguồn thu 140 tỷ USD cho toàn cầu. Mức thuế này cũng sẽ khiến giá thuốc lá trung bình tăng thêm 42%, dẫn đến kết quả là số người hút thuốc sẽ giảm đáng kể.
 
Ông Jeremiah Paul, Cơ quan kiểm soát thuốc lá quốc tế, WHO nói:“Điều cần làm hiện nay là một thiện chí chính trị nhằm thực thi các biện pháp mạnh bởi lẽ, kiểm soát thuốc lá không chỉ cứu được mạng sống của con người mà còn tạo ra một nguồn thu. Điều này mang lại lợi ích cả đôi đường.”
 
Cùng với nỗ lực hạn chế thuốc lá từ chính phủ các quốc gia, nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên thế giới đã có những sáng kiến thiết thực giúp người những người hút thuốc lá có thể thỏa mãn thói quen của mình theo một cách lành mạnh hơn. Mới đây, công ty Smarin tại Pháp đã cho ra đời chiếc tẩu thuốc có tên Sifflu vừa thời trang lại an toàn với sức khỏe người dùng. Bên trong của Sifflu chứa 1 lượng nhỏ dung dịch thường dùng cho thuốc lá điện tử, nhưng bằng cách sử dụng đặc biệt của mình, Sifflu sẽ giúp ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn từ khói thuốc.
 
Giải pháp thay thế thuốc lá lành mạnh đã nhận được nhiều sự đồng tình tại thành phố Nice. Nhà sản xuất hy vọng sản phẩm sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai, góp phần giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh.

TH
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top