Gia Lai: Hướng đến nền hành chính hiện đại

Thứ tư, 10/07/2013 09:26

Trọng tâm cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh được UBND tỉnh xác định là cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, dịch vụ hành chính và hành chính công. Theo đó, việc hiện đại hóa hành chính bằng cách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC là yêu cầu không thể thiếu trong việc hướng đến nền hành chính hiện đại.

img

Bộ phận “một cửa hiện đại” ở TP. Pleiku. Ảnh: T.N

Mục tiêu cải cách hành chính nhà nước được tỉnh đặt ra và thực hiện xuyên suốt là “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh nhằm bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật đạt kết quả cao nhất, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước; tạo môi trường bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của doanh nghiệp; bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ gắn với xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả”- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Công Lự cho biết.

Nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra, UBND tỉnh xác định và phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, địa phương thực hiện rà soát 23 thủ tục, nhóm thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm nhằm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ những quy định về TTHC không cần thiết, không phù hợp.

Liên tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 51/56 cơ quan, đơn vị đang triển khai áp dụng ISO hành chính, trong đó có 10 cơ quan, đơn vị được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy chứng nhận ISO (gồm các sở: Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; các UBND: TP. Pleiku, thị xã An Khê; Chi cục Quản lý Thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum).

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC là yêu cầu không thể thiếu trong việc hướng đến nền hành chính hiện đại. Đến nay, hầu hết các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện đều có mạng nội bộ, kết nối internet băng thông rộng. Luôn vận hành và duy trì hoạt động thường xuyên các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong hoạt động các cơ quan nhà nước, thư điện tử công vụ, trung tâm tích hợp dữ liệu (hosting), hội nghị truyền hình.

Đến nay đã cấp trên 4.000 hộp thư công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thư điện tử cho công việc đạt tỷ lệ hơn 40%. Các cơ quan, địa phương tiếp tục duy trì, cung cấp, tiếp nhận nội dung thông tin trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công. Hệ thống hội nghị truyền hình qua mạng của tỉnh gồm 20 điểm cầu được duy trì và hoạt động ổn định.

Hiệu quả dễ nhận thấy nhất là thời gian qua, cải cách thủ tục hành chính cơ bản đã đáp ứng yêu cầu công khai, đơn giản hóa thủ tục. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã có nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi thái độ phục vụ của công chức, bước đầu có cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan hành chính. Và việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính bước đầu đã tiết kiệm được thời gian và giấy tờ, thông tin nhanh, giảm hội họp.

Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn vẫn còn hạn chế do hạ tầng mạng, nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ cán bộ và điều hành công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc còn thấp, chưa kể tới việc thói quen, ngại thay đổi phương thức làm việc của một số bộ phận cán bộ công chức ở cơ sở còn là rào cản lớn. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của các cơ quan, địa phương triển khai thiếu đồng bộ, chậm trễ, nhất là các cơ quan Văn phòng UBND kéo theo kết quả giải quyết công việc cuối cùng theo tiêu chuẩn ISO hầu hết chưa đảm bảo.

Đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa hành chính, theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Công Lự: “Tỉnh sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức theo đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công theo chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh.

Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo kế hoạch tỉnh đã ban hành, đẩy mạnh tính đồng bộ trong việc áp dụng ISO hành chính”. Đây được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu để khắc phục tình trạng quan liêu nhũng nhiễu cửa quyền.

banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top