Tăng cường các hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ triển khai IPv6 ở các cơ quan Đảng và Nhà nước

Thứ ba, 12/09/2017 14:25

Với sự bùng nổ của các dịch vụ mới trên Internet, địa chỉ IPv4 đã cạn kiệt từ năm 2011. Để đảm bảo sự phát triển ổn định của Internet và đáp ứng xu thế phát triển công nghệ tương lai, thế giới đã triển khai sử dụng địa chỉ IPv6 làm giải pháp thay thế cho IPv4. Tính đến cuối tháng 8/2017, tỷ lệ truy cập Internet qua Ipv6 của toàn cầu đạt khoảng 22%, tỷ lệ tăng 200% qua các năm. Dự báo đến cuối năm 2019, tỷ lệ triển khai IPv6 toàn cầu đạt xấp xỉ 100%, đây cũng là thời điểm IPv4 dần ngừng hoạt động trên Internet toàn cầu.

Đón trước được xu thế này, Việt Nam đã triển khai các hoạt động thúc đẩy và chuẩn bị chuyển đổi IPv6 từ năm 2008 - Bắt đầu từ Chỉ thị số 03/2008/CT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6. Từ đó đến nay, hoạt động thúc đẩy triển khai IPv6 được đẩy mạnh trên cơ sở bám sát Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6. Tính đến cuối tháng 8/2017, tỷ lệ truy cập IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 10%, đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 5 khu vực Châu Á (nguồn APNIC).
 
Tuy nhiên, kết quả triển khai IPv6 của Việt Nam hiện vẫn đang chỉ tập trung chủ yếu ở khối các doanh nghiệp. Tỷ lệ triển khai IPv6 trong mạng lưới, dịch vụ của khối cơ quan Đảng, Nhà nước còn rất thấp. Để bảo đảm mục tiêu chung quốc gia là Internet Việt Nam hoạt động an toàn, tin cậy trên nền tảng công nghệ IPv6 từ năm 2019, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia (Ban Công tác) đã tăng cường các hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ triển khai IPv6 ở các cơ quan Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình tập huấn, đào tạo IPv6.
 
Để công tác triển khai ứng dụng IPv6 trong mạng lưới, dịch vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước được thực hiện tốt, mới đây VNNIC đã có công văn đề nghị cơ quan chuyên trách CNTT các Bộ, ngành triển khai các công việc sau đây:
 
- Khi đầu tư, mua sắm các thiết bị mới có kết nối Internet phải bảo đảm các thiết bị này có hỗ trợ công nghệ IPv6;
 
- Đưa yêu cầu hỗ trợ IPv6 trong các hợp đồng thuê dịch vụ kết nối Internet, hợp đồng cung cấp dịch vụ internet (web hosting, email hosting...);
 
- Thực hiện kích hoạt tính năng hỗ trợ IPv6 trên Website chính và cổng thông tin điện tử của Quý Cơ quan. Thực hiện gán nhãn IPv6 ready logo cho các trang tin này, đặc biệt là các Website với tên miền “.gov.vn”;
 
- Triển khai chuyển đổi mạng lưới và dịch vụ sang hỗ trợ IPv4/IPv6, đặc hiệt là triển khai IPv6 trong chính phủ điện tử và các dịch vụ công trực tuyến.
 
Hiện nay, để phục vụ hoạt động mạng, nhiều Bộ, Ngành đang sử dụng các vùng địa chỉ IP xin cấp từ nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (ISP). Do các vùng địa chỉ mà ISP cấp cho khách hàng kết nối (còn được gọi là địa chỉ phụ thuộc) khi không sử dụng dịch vụ của ISP nữa thì khách hàng phải trả lại vùng IP cho doanh nghiệp và xin vùng IP mới từ nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet mới. Vùng IP phụ thuộc không sử dụng được trong kết nối đa hướng. Vì vậy, để phục vụ nhu cầu phát triển mạng độc lập và hiệu quả, tránh việc phải đánh số lại mạng, VNNIC khuyến nghị Quý Cơ quan đăng ký sử dụng IPv4, IPv6 và ASN độc lập. Vùng IP độc lập được các ISP quảng bá định tuyến và có thể sử dụng trong kết nối đa hướng, quảng bá định tuyến qua nhiều ISP cùng lúc để đảm bảo kết nối một cách tốt nhất cho quá trình chuyển đổi sang IPv6.
 
Theo VNNIC
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top