Tổng hợp nội dung trả lời kiến nghị của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố 6 tháng đầu năm 2018

Thứ sáu, 06/07/2018 11:17

I. Lĩnh vực Báo chí, Phát thanh truyền hình, Thông tin cơ sở, Thông tin đối ngoại.
 
Câu 1: Đề nghị Bộ TTTT hướng dẫn thẩm định nội dung thông tin trên các phương tiện truyền thông (Long An).
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 23, Luật Báo chí 2016, thì Người đứng đầu cơ quan báo chí (Tổng biên tập, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc Đài PTTH) chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Như vậy, người đứng đầu cơ quan báo chí quản lý, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được đăng, phát.
Trong quá trình xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí, các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành đối chiếu các nội dung đăng tải trên báo chí với các căn cứ, tài liệu thu thập được để xác định hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Ngoài ra, hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông thường xuyên chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet và mạng xã hội; phê phán các hành vi sai phạm khi sử dụng mạng xã hội; khuyến khích người sử dụng Internet khai thác, phát huy những mặt tích cực của mạng xã hội.
Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng danh sách kênh trắng (white list) lành mạnhvà kênh xấu độc (black list) có đăng ký kiểm duyệt thông tin với Bộ Thông tin và Truyền thông trên Youtube. Giải pháp này sẽ giúp cơ quan quản lý kiểm soát được nhiều hơn nội dung do các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất và đăng tải trên Youtube hằng ngày, góp phần hạn chế các nội dung vi phạm ảnh hưởng đến người sử dụng ở Việt Nam.
 
Câu 2: Để giúp Sở TTTT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông tin cơ sở, đề nghị Bộ TTTT hướng dẫn các địa phương trong công tác xây dựng và tổ chức hệ thống thông tin cổ động trực quan trên địa bàn; Thi đua, khen thưởng trong hoạt động thông tin cơ sở tại địa phương; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở (Đồng Nai).
Trả lời:
- Về hướng dẫn công tác xây dựng và tổ chức hệ thống thông tin cổ động trực quan trên địa bàn
Theo quy định tại Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở, lĩnh vực thông tin cơ sở bao gồm hoạt động của hệ thống thông tin ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) và hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện; trong đó có hoạt động thông tin cổ động trực quan (Pa nô, áp phích, băng rôn, cờ, phướn, khẩu hiệu, tranh cổ động, tờ rơi, bảng tin, cụm cổ động, hoạt động của đội thông tin cổ động, đội tuyên truyền lưu động, triển lãm lưu động ở cơ sở...).
Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 10/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng Văn hóa và Thông tin, tại Điểm b, Khoản 7, Điều 2 quy định Sở Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ: “Xây dựng và tổ chức hệ thống thông tin cổ động trực quan trên địa bàn”.
Tuy nhiên, hiện nay trong công tác xây dựng và tổ chức hệ thống thông tin cổ động trực quan có một số nội dung cụ thể do ngành Văn hóa trực tiếp quản lý và tổ chức hoạt động, như: Đội tuyên truyền lưu động, pa nô, áp phích, băng rôn, cờ, phướn, khẩu hiệu, tranh cổ động.... Đây là vấn đề do lịch sử để lại (vốn trước đây hoạt động thông tin cơ sở và văn hóa cơ sở đều do ngành Văn hóa quản lý).
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại cuộc họp ngày 12/5/2016 cho ý kiến về việc ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới, đối với những hoạt động còn chồng lấn giữa thông tin cơ sở và văn hóa cơ sở do lịch sử để lại thì giữ nguyên hiện trạng, giao ngành Văn hóa quản lý.
Vì vậy, trong thời gian tới, Cục Thông tin cơ sở sẽ tiếp tục tham mưu để Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi các quy định về công tác quản lý và tổ chức các hoạt động thông tin cổ động trực quan để thống nhất một đầu mối quản lý và tổ chức thực hiện. 
- Về việc hướng dẫn công tác Thi đua, khen thưởng trong hoạt động thông tin cơ sở tại địa phương
Về nguyên tắc, tất cả các tập thể, cá nhân nếu có thành tích đóng góp cho ngành thông tin và truyền thông đều được trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét khen thưởng. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ khen thưởng cho tập thể, cá nhân do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý khi tiến hành phát động thi đua theo chuyên đề, lĩnh vực hoặc về thành tích xuất sắc đột xuất 
- Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở
Theo quy định hiện hành, lĩnh vực thông tin cơ sở không có thanh tra chuyên ngành. Hoạt động thanh tra đối với lĩnh vực thông tin cơ sở do Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện.
Tiếp thu kiến nghị của Sở, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ lồng ghép trong các cuộc tập huấn hằng năm của Thanh tra Bộ đối với Thanh tra của Sở. Mặt khác, Thanh tra Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ và Sở Thông tin và Truyền thông ở một số địa bàn trọng điểm trong đó có Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai tiến hành thanh tra, kiểm tra theo các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ quy định tại Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, khi có hoạt động thanh tra về những vụ việc, vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực thông tin cơ sở, Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở sẽ chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng quản lý nhà nước về thông tin cơ sở thực hiện.
 
Câu 3: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành chương trình khung hoặc có tài liệu hướng dẫn để Sở TTTT có cơ sở phối hợp với các cơ quan liên quan đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hoạt động thông tin cơ sở cho cán bộ, công chức Phòng Văn hóa và Thông tin (Đồng Nai).
Trả lời:
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1940/QĐ-BTTTT ngày 09/11/2015 về Khung chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chuyên ngành thông tin và truyền thông, trong đó có quản lý nhà nước về thông tin cơ sở. Khung chương trình này là cơ sở để biên soạn tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước chuyên ngành thông tin và truyền thông.
          Hiện tại các đơn vị chức năng của Bộ đang biên soạn bộ tài liệu 05 chuyên đề để tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở. Đề nghị các Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Thông tin cơ sở, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở của địa phương.
 
Câu 4: Đề nghị Bộ tăng cường, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về thông tin đối ngoại để hướng dẫn rõ hơn các hoạt động trong công tác thông tin đối ngoại (Hải Dương).
Trả lời:
- Trong năm 2018, theo Kế hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị tổ chức 02 Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại cho Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, cán bộ chuyên trách công tác thông tin đối ngoại và các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại khu vực biên giới tại Nha Trang (12/7/2018) và Đà Nẵng (trong tháng 10).
- Trong 06 tháng đầu năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác thông tin đối ngoại, cụ thể: Công văn số 1074/BTTTT-TTĐN ngày 12/4/2018 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin đối ngoại khu vực cửa khẩu quốc tế phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; hướng dẫn triển khai Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 02/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quyền con người ở Việt Nam” tại Chỉ thị số 17/CT-BTTTT ngày 26/4/2018 phát động phong trào thi đua chuyên đề: “Thi đua thực hiện hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của ngành Thông tin và Truyền thông” năm 2018; hướng dẫn triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác thông tin đối ngoại với Campuchia.
- Căn cứ Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công văn số số 3616/BTTTT-TTĐN ngày 06/10/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác thông tin đối ngoại năm 2018, đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương liên hệ với Cục Thông tin đối ngoại của Bộ để được hướng dẫn chi tiết triển khai nhiệm vụ trên.
 
II. Lĩnh vực Bưu chính
 
Câu 5: Có cơ chế hỗ trợ dịch vụ bưu chính, các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã (BĐ-VHX) để duy trì hoạt động kinh doanh và phục vụ công ích (Sóc Trăng).
Trả lời:
Điểm BĐ-VHX là mô hình điểm phục vụ bưu chính đặc biệt thuộc mạng bưu chính công cộng, được Nhà nước giao cho Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) khai thác và quản lý. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của điểm BĐ-VHX, ngày 02/8/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT quy định về hoạt động của điểm BĐ-VHX. Theo đó, một trong những giải pháp chính hiện nay để duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm này là đưa các chương trình, dự án của Chính phủ, của các Bộ và triển khai thực hiện tại các điểm BĐ-VHX.
 Bên cạnh một số Chương trình, dự án đã được triển khai tại các điểm này, như: Dự án "Nâng cao năng lực sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại VN" của quỹ BMGF; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở; Chương trình phối hợp liên ngành giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ đọc sách báo; Chương trình Viễn thông công ích.... thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản như:
 + Công văn số 10706/VPCP-KTTH ngày 19/12/2013 về việc chấp thuận cho Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp triển khai chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội trên toàn quốc và thí điểm thu BHXH, BHYT tự nguyện qua hệ thống Bưu điện…
          + Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;
         + Quyết định số 708/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 phê duyệt đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin và giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030.
Có thể nói, đây là những văn bản pháp lý hết sức quan trọng, là cơ sở để VNPost đưa các dịch vụ về triển khai tại các điểm BĐ-VHX, góp phần tăng doanh thu, nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như duy trì hoạt động kinh doanh và phục vụ công ích.
 
Câu 6: Cần đưa ra những giải pháp quản lý thống nhất đối với các doanh nghiệp bưu chính có quy mô nhỏ, không có địa chỉ trụ sở giao dịch cố định, chỉ nhận bưu gửi tại địa chỉ khách hàng, chỉ tổ chức cung ứng 1 hoặc 2 công đoạn và các công ty vận tải hành khách tham gia kinh doanh dịch vụ chuyển phát (Điện Biên).
Trả lời:
- Theo quy định của pháp luật, khi thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải đăng ký địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có) với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (trong đó có địa chỉ trụ sở chính và các thông tin liên quan khác trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính xem xét, cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính cho doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, nếu có thay đổi nội dung đã thông báo so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (trong đó có địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện) thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp phải thông báo nội dung thay đổi cho Sở Thông tin và Truyền thông địa phương theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính.
- Theo pháp luật bưu chính hiện hành, doanh nghiệp được chấp nhận bưu gửi tại địa chỉ người gửi (điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Bưu chính) cũng như có thể hợp tác với doanh nghiệp khác để cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính (điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP).
- Theo các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp được thành lập và kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp vận tải hành khách tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính để tận dụng tổ chức, hạ tầng mạng lưới, con người và các điều kiện sẵn có khác thì doanh nghiệp đó phải thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp giấy phép bưu chính (nếu cung ứng dịch vụ thư quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bưu chính) và văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (nếu tiến hành các hoạt động bưu chính quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính) để được kinh doanh dịch vụ bưu chính một cách hợp pháp.
 
Câu 7: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các điểm BĐ-VHX đều có trang bị và thông báo việc cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản theo quy định tại Thông tư 17/2013/TT-BTTTT ngày 02/8/2013 của Bộ quy định về hoạt động của điểm -VHX. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan mà nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, đọc sách báo tại điểm BĐ-VHX rất hạn chế: có những điểm không phát sinh doanh thu bưu chính, không có độc giả đến đọc sách báo. Qua theo dõi, giám sát và kiểm tra thực tế, Sở Thông tin và Truyền thông nhận thấy hoạt động của điểm BĐ-VHX hiện nay không còn đúng với ý nghĩa của một Điểm BĐ-VHX xã là cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản, phục vụ đọc sách, báo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, mà thuần túy chỉ bán hàng hóa. Do đó, đề nghị Bộ nghiên cứu sớm xây dựng quy hoạch hệ thống điểm BĐ-VHX theo hướng chỉ duy trì tại vùng sâu, vùng xa (nếu thấy thật cần thiết) (Đồng Nai).
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 điều 3 Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT ngày 02/8/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hoạt động của điểm BĐ-VHX, bên cạnh nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, tổ chức hoạt động phục vụ đọc sách báo cho cộng đồng, thì điểm BĐ-VHX còn được phép kinh doanh các dịch vụ khác nhằm góp phần nâng cao doanh thu và bù đắp các chi phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ công ích được Nhà nước giao.
          Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 2 Điều 3 quy định: điểm BĐ-VHX là điểm được ưu tiên lựa chọn để tổ chức các chương trình, dự án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn; các chương trình dự án khác của Nhà nước về nông thôn.
          Cho đến nay, đã có khá nhiều chương trình, dự án của Chính phủ, các Bộ/ngành đã được đưa về triển khai tại các điểm BĐ-VHX như: Dự án "Nâng cao năng lực sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại VN" của quỹ BMGF; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở; Chương trình phối hợp liên ngành giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ đọc sách báo; Chương trình Viễn thông công ích, Chương trình chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội… Và gần đây nhất điểm BĐ-VHX trở thành một trong những điểm phục vụ tham gia triển khai Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 cảu Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
          Do vậy, điểm BĐ-VHX đã thực sự trở thành cánh tay nối dài của các cơ quan quản lý Nhà nước khi triển khai thực hiện các chương trình, đề án, triển khai các cơ chế chính sách an sinh xã hội, chính sách cải cách thủ tục hành chính... tại các vùng nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bình ổn xã hội. Như vậy, hoạt động của hệ thống điểm BĐ-VHX trên toàn quốc đã thực sự có nhiều khởi sắc, khẳng định việc tiếp tục duy trì loại hình điểm phục vụ này tại các vùng nông thôn là cần thiết và hợp lý.
 
III. Viễn thông, Tần số vô tuyến điện
 
Câu 8: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông có ý kiến với Bộ Tài chính xem xét việc miễn nộp lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số đối với riêng đối tượng là đài truyền thanh không dây cấp xã (Vĩnh Phúc).
Trả lời:
Lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định cụ thể tại Thông tư số 265/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính. Theo đó, tại điều 5 đã quy định đài truyền thanh không dây cấp xã thuộc đối tượng được miễn phí sử dụng tần số hàng năm, chỉ phải nộp lệ phí cấp giấy phép một lần khi được cấp giấy phép, với số tiền là 200.000đ/lần cấp giấy phép (thường tương ứng với 10 năm sử dụng), mức lệ phí khi gia hạn là 40.000đ.
Như vậy số lệ phí phải nộp đối với đối tượng đài truyền thanh không dây cấp xã là không đáng kể và có thể được coi là một sự ưu tiên đặc biệt của Nhà nước, nhằm đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến người dân. Theo quy định của Luật phí, lệ phí (Điều 10), đối tượng được miễn giảm phí, lệ phí rất hạn chế, bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Mặt khác việc nộp lệ phí cấp giấy phép còn giúp phường xã nhận thức trách nhiệm khai thác, sử dụng đài vô tuyến điện, bảo đảm tuân thủ quy định của giấy phép được cấp, hạn chế nguy cơ nhiễu có hại.
 
Câu 9: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, phân cấp công tác quản lý Nhà nước về các địa phương, giao chức năng đo thông số phục vụ công tác kiểm định đối với trạm BTS cho các đơn vị sự nghiệp của những Sở Thông tin và Truyền thông có đủ điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện. Tại định mức xây dựng cơ bản công trình bưu chính viễn thông (ban hành theo công văn số 258/BTTTT-KHTC ngày 09/02/2009 của Bộ), chưa có định mức đối với việc thu hồi, tháo dỡ công trình cũ. Đề nghị Bộ bổ sung hoặc hướng dẫn cách xác định các định mức đối với các hạng mục thu hồi, tháo dỡ công trình cũ (Vĩnh Phúc).
Trả lời:
Điều 6 và Điều 11 của Thông tư số 16/2011/TT-BTTTT ngày 30/6/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện đã phân cấp về trách nhiệm của Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông. Khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 14/2017/TT-BTTTT quy định: phòng thử nghiệm đo kiểm các thông số phục vụ cho công tác kiểm định phải là phòng thử nghiệm được Bộ TTTT chỉ định. Cục Viễn thông có trách nhiệm tổ chức triển khai và thu phí kiểm định trạm BTS theo quy định tại Thông tư số 184/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính.
 
Câu 10: Đề nghị Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn về thuế và cách thể hiện trên hóa đơn đối với các dịch vụ của Chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2016-2020 (Điện Biên).
Trả lời:
Tổng cục thuế đã có Công văn số 4013/TCT-DNL ngày 05/9/2016 hướng dẫn về thuế GTGT và lập hóa đơn đối với dịch vụ viễn thông công ích. Cụ thể như sau:
- Thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông công ích:
Tại khoản 10, Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau: “Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến)”. Căn cứ quy định nêu trên, dịch vụ viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Cục Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị hướng dẫn cụ thể phạm vi dịch vụ viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ để doanh nghiệp viễn thông thực hiện.
- Khoản chi hỗ trợ từ Quỹ Viễn thông công ích cho doanh nghiệp viễn thông thực hiện dịch vụ viễn thông công ích.
Tại khoản 1, Điều 5, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bừng tiênd (bao gồm cả tiền bồi thường về đất đai và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác...”.
Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp viễn thông không phải khai, tính nộp thuế GTGT đối với khoản tiền hỗ trợ nhận được từ Quỹ Viễn thông công ích do thực hiện dịch vụ viễn thông công ích.
- Lập hóa đơn GTGT khi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
Tại điểm a, khoản 2, Điều 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về nội dung trên hóa đơn:
“2. Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn đã lập.
Ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này, tổ cức kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo.”
Tại điểm b, khoản 1, Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc lập hóa đơn như sau:
“b. Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hóa đơn luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.”
Căn cứ quy định trên, để đảm bảo phản ánh giá trị dịch vụ viễn thông công ích và mức hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng, khi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, doanh nghiệp viễn thông lập hóa đơn GTGT cho khách hàng, trên hóa đơn thể hiện giá trị dịch vụ gồm có: cước dịch vụ viễn thông công ích thu từ khách hàng theo khung giá cước quy định và giá trị nhận hỗ trợ từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Đồng thời, hóa đơn ghi rõ số tiền khách hàng phải trả, số tiền doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.
 
Câu 11: Đề nghị Bộ hỗ trợ thiết bị, phần mềm đo kiểm chất lượng các dịch vụ viễn thông, công trình viễn thông cho các Sở quản lý tại địa phương (Điện Biên).
Trả lời:
Theo quy định, việc đo kiểm phục vụ công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông theo các Quy chuẩn được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành phải được thực hiện bởi các phòng thử nghiệm đã được Bộ chỉ định. Mặt khác, phòng thử nghiệm được chỉ định phải đáp ứng về mặt nhân sự có đủ trình độ, năng lực và kinh nghiệm, đi kèm là các hệ thống thiết bị đo, phần mềm đo kiểm cũng phải được đánh giá sự phù hợp đối với bài đo, phép đo của các dịch vụ thuộc phạm vi được chỉ định. Hiện nay Cục Viễn thông được đầu tư một số hệ thống thiết bị đo chuyên dụng để phục vụ công tác đo kiểm chất lượng dịch vụ viễn thông với số lượng còn hạn chế và cần tiếp tục được đầu tư trang bị thêm.
 
Câu 12: Theo quy định hiện hành, giấy chứng nhận kiểm định BTS có thời hạn 05 năm và sau 05 năm các doanh nghiệp viễn thông phải thực hiện kiểm định lại. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp do số lượng trạm cần kiểm định lại nhiều. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu và điều chỉnh quy định theo hướng chỉ kiểm định lại đối với các trạm BTS có thay đổi về cấu hình, công suất (Đồng Nai).
Trả lời:
Theo quy định của nhà nước thì kiểm định bao gồm kiểm định định kỳ và kiểm định bất thường, vì vậy kiểm định trạm BTS phải tuân thủ theo quy định này. Theo đó, thời hạn để các trạm BTS kiểm định định kỳ là 5 năm. Trong thời hạn 5 năm này, nếu trạm BTS có sự thay đổi ảnh hưởng đến an toàn bức xạ thì phải thực hiện kiểm định bất thường. Thực tế công tác kiểm định trạm BTS cho thấy do có sự thay đổi về cấu hình, công suất,… nhiều trạm gốc phải thực hiện kiểm định bất thường trước khi hết hạn 05 năm.
 
Câu 13: Về việc xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp. Sở đã có văn bản hướng dẫn và nhắc nhở các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa gửi quy hoạch cho Sở thẩm định và báo cáo gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng quy hoạch (do xu hướng phát triển công nghệ thay đổi nhanh chóng nên việc lập quy hoạch 5 năm sẽ không phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ và định hướng của doanh nghiệp), đồng thời đề xuất hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của tỉnh đã được phê duyệt.Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng mạng lưới, đề nghị Bộ TTTT xem xét cho ý kiến đối với những khó khăn và đề xuất nêu trên (Đồng Nai).
Trả lời:
Khoản 4 Điều 40 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định rõ: UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập, phê duyệt, công bố quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động năm năm một lần, có điều chỉnh bổ sung hằng năm. Do đó đối với vấn đề xu hướng phát triển công nghệ nhanh chóng, Sở Thông tin và Truyền thông có thể xin ý kiến các doanh nghiệp hằng năm để tiến hành điều chỉnh, bổ sung theo đúng các quy định của pháp luật.
 
 Câu 14: Hiện tại trên địa bàn tỉnh, mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được kết nối đến tất cả các sở, ban, ngành trực thuộc Tỉnh ủy, HĐND và UBND; các phòng ban, đơn vị trực thuộc huyện/thị ủy, HĐND và UBND cấp huyện; các cơ quan cấp xã bao gồm Đảng ủy xã/phường và UBND xã/phường. Tuy nhiên, tại Khoản 2 và 3, Điều 3, Chương I của Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ TTTT quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) của các cơ quan Đảng, Nhà nước không quy định việc kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp I cũng như cấp II đối với các Sở, Ban, ngành trực thuộc Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; các phòng ban, đơn vị trực thuộc huyện/Thị ủy, HĐND và UBND cấp huyện. Vấn đề này gây khó khăn cho Sở trong việc tham mưu UBND ban hành quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD cấp II tại địa phương theo quy định tại Khoản 4, Điều 18, Chương V của Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT. Đề nghị Bộ sớm xem xét và cho ý kiến đối với vấn đề nêu trên (Đồng Nai).
Trả lời:
- Tại Thông tư 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 quy định đơn vị sử dụng mạng (TSLCD) bao gồm:
+ Khoản 2, Điều 3 quy định: Mạng TSLCD cấp I là phân hệ của mạng TSLCD kết nối tới các thiết bị đầu cuối tại Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, các Bộ, Ban, ngành và các cơ quan tương đương trực thuộc Trung ương, Tỉnh ủy/Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Cục Bưu điện Trung ương cung cấp, quản lý, vận hành và khai thác.
+ Khoản 3, Điều 3 quy định: Mạng TSLCD cấp II là phân hệ của mạng TSLCD kết nối tới các thiết bị đầu cuối tại các cơ quan cấp huyện bao gồm Quận /Huyện /Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Quận /Huyện; các cơ quan cấp xã bao gồm Đảng ủy xã/phường, các cơ quan tương đương cấp xã/phường do doanh nghiệp viễn thông cung cấp, quản lý, vận hành và khai thác trên địa bàn.
Theo các quy định nêu trên, mạng TSLCD cấp I là phân hệ kết nối từ Trung ương tới các đầu mối trực thuộc Trung ương. Phân hệ kết nối từ cấp tỉnh, thành phố trở xuống (bao gồm Sở, Ban, ngành trực thuộc Tỉnh/Thành ủy, HĐND và UBND tỉnh, TP; Các phòng ban, đơn vị trực thuộc Huyện /Thị ủy, HĐND và UBND cấp huyện …) theo nội dung phản ánh của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai thuộc mạng TSLCD cấp II.
 
IV. Công nghệ thông tin
 
Câu 15: Một trong các điều kiện, tiêu chuẩn để thi thăng hạng viên chức có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức CNTT: Phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Đây là chứng chỉ chuyên ngành, đề nghị Bộ TTTT sớm chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ để cán bộ, viên chức chuyên ngành CNTT đảm bảo điều kiện dự thi thăng hạng (Điện Biên).
Trả lời:
Ngày 29/12/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin (Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT). Hiện nay, Vụ Tổ chức cán bộ đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng tài liệu giáo trình bồi dưỡng đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức CNTT. Qua tìm hiểu thực tế thì hiện nay số lượng viên chức CNTT chưa được tham gia bồi dưỡng theo các chức danh nghề nghiệp tại Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT rất lớn. Do đó, trong thời gian tới Vụ Tổ chức cán bộ sẽ báo cáo và xin ý kiến Lãnh đạo Bộ giao Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông xây dựng giáo trình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ các chức danh nghề nghiệp viên chức CNTT tại Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT.
 
Câu 16: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ chức năng liên quan sớm ban hành Thông tư hoặc văn bản hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp (trong dự thảo Thông tư của Bộ gửi lấy ý kiến tại văn bản 3855/BTTTT-TCCB ngày 03/11/2016 tại Chương III có hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp; tuy nhiên trong Thông tư 45/2017/TT-BTTTT lại không thể hiện nội dung này. Do đó, Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên chưa có cơ sở để phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức thi thăng hạng cho viên chức chuyên ngành CNTT) (Điện Biên).
Trả lời:
Về nội dung xếp bậc lương cho viên chức tại Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin và Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, căn cứ Luật Viên chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo đó thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông là xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. Còn việc xếp lương và quy định mã viên chức chuyên ngành thì do Bộ Nội vụ quản lý.
 
Câu 17: Đề nghị Bộcó cơ chế hỗ trợ kinh phí ứng dụng CNTT cho các tỉnh, qua đó giúp các địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu về ứng dụng CNTT, đặc biệt là xây dựng Chính quyền điện tử (Hậu Giang, Sóc Trăng).
Trả lời:
           - Về cơ chế hỗ trợ kinh phí ứng dụng CNTT cho các tỉnh:
Căn cứ thực trạng về công nghệ thông tin, Bộ TTTT đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, đề xuất với cấp có thẩm quyền thực hiện Chương trình mục tiêu về CNTT đến năm 2020. Đến nay, Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018. Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình. Hiện nay, dự thảo Thông tư đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở tổng hợp tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị, Bộ sẽ xem xét, ban hành Thông tư để các Bộ, ngành địa phương có căn cứ thực hiện.
Về việc phân bổ vốn:
+ Đối với vốn đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp đề xuất vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT của các Bộ, ngành, địa phương trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của các đơn vị và báo cáo các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đến nay, vốn đầu tư thực hiện Chương trình của các Bộ, ngành, địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành, địa phương.
+ Đối với vốn sự nghiệp: Căn cứ thông báo tổng mức vốn sự nghiệp của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng phương án phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình năm 2018 và đang phối hợp phân bổ vốn giai đoạn 2018 - 2020 để gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phân bổ và giao dự toán kinh phí sự nghiệp cho các Bộ, ngành, địa phương. Vì vậy, đề nghị các Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo UBND tỉnh xem xét, cân đối kinh phí từ Chương trình mục tiêu CNTT mà ngân sách Trung ương đã phân bổ cho địa phương và cân đối nguồn ngân sách địa phương để triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.
 
Câu 18: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu Chính phủ công bố Trục liên thông Quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật kết nối liên thông cho tất cả các định dạng dữ liệu hiện hành đồng thời có biện pháp kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện giúp các địa phương thuận lợi trong việc liên thông, tích hợp với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Chính phủ và các cơ quan Trung ương (Đồng Nai).
Trả lời:
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, Bộ Thông tin và Truyền thông đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Trục tích hợp dữ liệu Quốc gia để thực hiện liên thông dữ liệu giữa các Bộ, ngành phục vụ cho công tác quản lý và thực hiện giao dịch điện tử. Bộ cũng sẽ xúc tiến việc công bố, ban hành các hướng dẫn, quy định, quy chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các Bộ, ngành, địa phương.
 
Câu 19: Đề nghị Bộ TTTT ban hành hướng dẫn về yêu cầu chức năng, tính năng kỹ thuật cụ thể của hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) để tỉnh có có sở lập kế hoạch, dự án triển khai (Quảng Nam).
Trả lời:
Các yêu cầu chức năng, tính năng cơ bản của hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa vào Dự thảo Thông tư của Bộ hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020. Đề nghị các địa phương thực hiện các nội dung hướng dẫn này trong Thông tư để bảo đảm việc kết nối liên thông các hệ thống thông tin tại mỗi địa phương cũng như trên quy mô toàn quốc.
 
Câu 20: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin về các cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia, CSDL chuyên nghành của Trung ương đã và đang kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua trục tích hợp quốc gia NGSP, để các tỉnh có định hướng khai thác, kết nối dữ liệu (Quảng Nam).
Trả lời:
Ngày 25/5/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Văn bản số 1631/BTTTT-THH về việc thúc đẩy công tác ứng dụng CNTT phục vụ việc liên thông, kết nối giữa các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, đã có những hướng dẫn cụ thể nhằm bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương, đồng thời, tại văn bản này, Bộ cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương triển khai các nội dung để bảo đảm kết nối, liên thông.
 
Câu 21: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu Chính phủ hoàn thiện hành lang pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về giao dịch điện tử như: quy định về lưu trữ văn bản điện tử, giá trị pháp lý của số hóa văn bản, hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính (cấp giấy phép điện tử, biên nhận điện tử…) để việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác cải cách hành chính (CCHC) được thuận lợi (Đồng Nai).
Trả lời:
Nhằm từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về giao dịch điện tử, trong Chương trình phối hợp thúc đẩy gắn kết ứng dụng CNTT với CCHC giai đoạn 2017-2020 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ (Chương trình số 3035/CTPH-BTTTT-BNV ngày 22/8/2017) đã thống nhất phối hợp thực hiện xây dựng và ban hành các văn bản quy định quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ, tài liệu điện tử, văn bản quy định tiêu chuẩn dữ liệu đầu vào của tài liệu lưu trữ điện tử; quy định về sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước. Đây là các văn bản pháp lý quan trọng để phục vụ cho công tác trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử. Thực hiện Chương trình phối hợp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 quy định về sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ để hoàn thiện và sớm ban hành 02 văn bản còn lại, bên cạnh đó, sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch điện tử, phục vụ công tác cải cách hành chính.
 
Câu 22: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu Chính phủ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước sử dụng nguồn kinh phí chi sự nghiệp, nguồn kinh phí chi đầu tư phát triển (Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014): định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) đối với các dịch vụ CNTT; quy định tính giá thành thuê dịch vụ CNTT; quy định về chuẩn kỹ thuật khi chuyển giao cơ sở dữ liệu của các hệ thống phần mềm ứng dụng đảm bảo sự tích hợp, liên thông đối với các dịch vụ CNTT giống nhau; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ CNTT... nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT phù hợp trong giai đoạn hiện nay (Đồng Nai, Vĩnh Phúc).
Trả lời:
- Về hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thuê dịch vụ CNTT:
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã bổ sung 01 Chương về thuê dịch vụ CNTT trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 102/2009/NĐ-CP Về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, theo đó nội dung Chương này sẽ tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg, bao gồm các nội dung như: quy trình triển khai thuê sử dụng nguồn kinh phí chi đầu tư phát triển, nguồn kinh phí chi thường xuyên, phương pháp xác định giá thuê dịch vụ..., Hiện nay, dự thảo Nghị định đang được Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện theo ý kiến các thành viên Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
- Về định mức KTKT đối với các dịch vụ CNTT; quy định tính giá thành thuê dịch vụ CNTT: Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang nghiên cứu xây dựng các định mức như sau:
+ Nghiên cứu xây dựng định mức KTKT về triển khai một số phần mềm mã nguồn mở​: Hiện đang xin ý kiến, hoàn thiện và trình ban hành trong năm 2018;
+ Nghiên cứu xây dựng định mức về quản trị, duy trì, vận hành, tích hợp hệ thống CNTT trong CQNN: Dự kiến sẽ trình ban hành trong năm 2019.
Bên cạnh việc nghiên cứu, ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật liên quan, để tạo điều kiện thuận lợi khi triển khai thuê dịch vụ CNTT, đặc biệt là khâu lập dự toán thuê dịch vụ CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu và đưa vào quy định về thuê dịch vụ CNTT trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 102/2009/NĐ-CP sửa đổi nội dung phương pháp xác định giá thuê dịch vụ làm cơ sở cho việc lập, thẩm định giá thuê dịch vụ CNTT.
- Về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ CNTT:
Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành một số văn bản hướng dẫn liên quan đến yêu cầu tính năng, chức năng, văn bản hướng dẫn kỹ thuật đảm bảo kết nối liên thông,… và một số các tiêu chuẩn khác liên quan để làm cơ sở cho các CQNN đưa ra yêu cầu đối với doanh nghiệp khi triển khai thuê dịch vụ CNTT. Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất các chuẩn, tiêu chuẩn khác liên quan để phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Quy định về chuẩn kỹ thuật khi chuyển giao cơ sở dữ liệu của các hệ thống phần mềm ứng dụng đảm bảo sự tích hợp, liên thông đối với các dịch vụ CNTT giống nhau, liên quan đến việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước”:
              Đối với việc thuê dịch vụ CNTT, dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ thuê thuộc quyền sở hữu của cơ quan nhà nước thuê dịch vụ CNTT. Vì vậy, cơ sở dữ liệu phải được chuyển giao cho cơ quan nhà nước. Để đảm bảo sự tích hợp dữ liệu với các hệ thống khác, sự liên thông dữ liệu với các hệ thống tương đương, một số tiêu chí sau nên được xem xét, áp dụng:
              + Để đảm bảo dữ liệu có thể tiếp tục được sử dụng với các hệ thống thông tin (HTTT) khác, ngoài các hồ sơ kỹ thuật khác theo quy định, CSDL chuyển giao cần kèm theo các tài liệu mô tả cấu trúc dữ liệu của CSDL được chuyển giao. Tham khảo về yêu cầu nội dung và hình thức về cấu trúc dữ liệu được quy định tại Chương II, Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ Thông tin và Thuyền thông quy định các yêu cầu kỹ thuật kết nối các hệ thống thông tin với CSDL Quốc gia.
               + Theo Khoản 6, Điều 13, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, các CSDL của các Bộ, ngành, địa phương cần phù hợp với CSDL Quốc gia. Vì vậy, dữ liệu được chuyển giao cần tương hợp về nội dung, cấu trúc với các CSDL Quốc gia tương ứng.
              + Đối với chuyển giao cả hệ thống thông tin và CSDL. Để đảm bảo sự liên thông trao đổi với các ứng dụng khác, xem xét yêu cầu cung cấp các tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối đến CSDL được chuyển giao. Các hạng mục tài liệu cần thiết có thể tham khảo tương tự như các tài liệu kết nối đến CSDL Quốc gia được liệt kê tại Điều 6, Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Để thuận lợi trong quá trình chuyển giao, trước khi chuẩn bị thuê các dịch vụ CNTT liên quan đến CSDL nên xem xét đưa các yêu cầu trên vào điều khoản cung cấp dịch vụ CNTT tương ứng
 
Câu 23: Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông mới chỉ ban hành dịch vụ công ích về bưu chính, viễn thông và phát hành báo chí, chưa có danh mục dịch vụ công ích về công nghệ thông tin. Vì vậy, các địa phương gặp khó khăn khi áp dụng Nghị định 130/2013/NĐ-CP khi phê duyệt danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích về công nghệ thông tin để đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (Trung tâm CNTT-TT) như: bảo dưỡng, giám sát, trực vận hành các hệ thống thông tin dùng chung: thư điện tử, trung tâm tích hợp dữ liệu, hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ thống một cửa ... Đề nghị Bộ sớm phê duyệt danh mục sản phẩm và hoàn thiện hệ thống định mức KTKT đối với những dịch vụ công ích về công nghệ thông tin (Đồng Nai).
Trả lời:
- Về ban hành danh mục dịch vụ công ích về công nghệ thông tin: Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, tại Phục lục danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích ban hành kèm theo Nghị định này không có các dịch vụ công ích liên quan đến lĩnh vực CNTT.
- Về hoàn thiện hệ thống định mức KTKT đối với những dịch vụ công ích về công nghệ thông tin: Như đề cập ở trên, dịch vụ công ích liên quan đến lĩnh vực dịch vụ CNTT hiện nay không được quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, đối với các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang nghiên cứu một số định mức như: định mức KTKT về triển khai một số phần mềm mã nguồn mở; định mức về quản trị, duy trì, vận hành, tích hợp hệ thống CNTT trong CQNN…, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai ứng dụng CNTT trong CQNN.
 
V. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nội dung cụ thể khác
 
Câu 24: Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyên ngành, đặc biệt là cho các cán bộ làm công tác thanh tra để được nâng cao trình độ chuyên môn (Vĩnh Phúc).
Trả lời:
Hằng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông thường tổ chức các Hội nghị tập huấn nghiệp vụ: công tác văn phòng, tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, công tác thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông cho các đối tượng là cán bộ làm công tác Thanh tra của 64 Sở Thông tin và Truyền thông cả nước, công chức thanh tra chuyên ngành của các Cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
 
Câu 25: Ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ có ban hành Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Theo đó, UBND tỉnh giao nhiệm vụ Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo hệ thống điểm BĐ-VHX phối hợp với Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nông dân được tư vấn pháp luật trực tuyến tại địa phương. Tuy nhiên, đến nay Sở chưa nhận được chỉ đạo cũng như hướng dẫn của Bộ đối với việc triển khai các nội dung theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 của Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg. Đề nghị Bộ sớm cho ý kiến (Đồng Nai).
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT ngày 02/8/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hoạt động của điểm BĐ-VHX và Điều 4 Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, UBND các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, đã nêu rõ các nguyên tắc chung về việc tổ chức triển khai các chương trình, dự án về nông thôn tại điểm BĐ-VHX và trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Tuy nhiên, hiện nay Thanh tra Chính phủ và Hội Nông dân Việt Nam là hai cơ quan chủ trì triển khai thực hiện chưa có đề xuất phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 12 Thông tư 17/2013/TT-BTTTT, do đó, Bộ chưa có thông tin để hướng dẫn tại địa phương.
 
Câu 26: Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, triển khai văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành bưu chính viễn thông (BCVT), an toàn, an ninh thông tin; tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước các Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trong cả nước (Điện Biên, Hậu Giang).
Trả lời:
Hàng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông đều tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn đối với công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông nhất là đối với với việc phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.Riêng đối với mảng an toàn thông tin, năm 2018, Cục An toàn thông tin tổ chức các chuỗi hoạt động về an toàn thông tin tại 07 khu vực kinh tế trên cả nước trong khuôn khổ của Đề án 99 (Đề án phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020). Trong đó, Cục An toàn thông tin đã tổ chức chuỗi hoạt động an toàn thông tin bao gồm đào tạo, tập huấn, thực hành diễn tập, hội nghị chủ đề bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử các cấp tại 04 khu vực; trong đó đã tổ chức, triển khai tại Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (tổ chức tại tỉnh Điện Biên từ ngày 26/3 đến ngày 30/3) và Khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tổ chức tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 18/6 đến ngày 22/6). Tại 02 chuỗi hoạt động trên, các tỉnh Điện Biên và Hậu Giang đã cử các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật tham gia. Trong thời gian tới, Cục An toàn thông tin sẽ tổ chức các khóa đào tạo tập huấn về các chủ đề (hướng dẫn xác định cấp độ, phân tích mã độc…) và các khóa đào tạo theo Chương trình quốc tế; Cục An toàn thông tin sẽ gửi các công văn về các đơn vị để đăng ký tham gia.
 
Câu 27: Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm hỗ trợ các dự án của ngành Thông tin và Truyền thôngcho tỉnh Hậu Giang (Hậu Giang).
Trả lời:
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, thì các nhiệm vụ chi của địa phương (bao gồm cả kinh phí thực hiện các dự án) do ngân sách địa phương đảm bảo; không được sử dụng ngân sách cấp này để chi thực hiện nhiệm vụ của cấp khác.
Tuy nhiên, để hỗ trợ các địa phương trong việc phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông tại địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng, đề xuất với cấp có thẩm quyền triển khai 02 dự án, nội dung thành phần thuộc 02 Chương trình mục tiêu quốc gia (Dự án 4-Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Nội dung tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở thuộc Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới đến năm 2020) và Chương trình mục tiêu về CNTT đến năm 2020. Đến nay, các Chương trình này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền quyết định phương án phân bổ kinh phí, mục tiêu thực hiện các Chương trình, dự án cho các bộ, ngành, địa phương tham gia Chương trình. Vì vậy, đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét quyết định giao kinh phí để triển khai thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông từ nguồn kinh phí ngân sách Trung ương đã bổ sung cho các địa phương thông qua các Chương trình MTQG và Chương trình mục tiêu.
 
Câu 28: Đề nghị Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn về việc thu phí cấp mới, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại dấu chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng và kinh phí thực hiện việc xác nhận đối tượng thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích (Điện Biên).
Trả lời:
Trong quá trình xây dựng Luật phí và lệ phí thay thế cho Pháp lệnh phí và lệ phí, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tham gia cùng Bộ Tài chính để đề xuất danh mục các khoản phí và lệ phí thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, đề nghị ban hành danh mục chi tiết tại Luật phí và lệ phí; theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất đưa “Phí, lệ phí cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” vào danh mục phí và lệ phí của dự thảo Luật.
Tuy nhiên, với tinh thần cắt giảm tối đa những khoản thu phí, lệ phí có tính quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính, khoản Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cũng như một số khoản phí, lệ phí khác thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông không được đưa vào danh mục Phí, lệ phí. Vì vậy, tại danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015, các khoản phí và lệ phí thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông bao gồm có 12 khoản phí và 08 khoản lệ phí; không có Phí, lệ phí cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng”. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông không có cơ sở để hướng dẫn đối với loại phí này.
 
Câu 29: Hiện nay, Đồng Nai đang thực hiện bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Để xét, công nhận các xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao thì các xã đó phải đạt tiêu chí nông thôn mới tại thời điểm xét. Do vậy, đối những xã trước đây đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Tiêu chí số 8 (Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012) sẽ không đạt tiêu chí "Xã có điểm phục vụ bưu chính" theo Quyết định số 441/QĐ-BTTTT ngày 28/3/2017 của Bộ quy định chi tiết thực hiện tiêu chí Thông tin và Truyền thông trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Việc quy định các xã nông thôn mới phải có điểm phục vụ bưu chính "là điểm giao dịch của các doanh nghiệp bưu chính để chấp nhận, phát thư, gói, kiện hàng hóa" và đáp ứng được các điều kiện tại Điều 3 Quyết định số 441/QĐ-BTTTT là không phù hợp với thực tiễn. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh (Đồng Nai).
Trả lời:
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 441/QĐ-TTg ngày 28/3/2017 quy định chi tiết thực hiện tiêu chí Thông tin và Truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Theo đó, nhằm cải thiện chất lượng hoạt động dịch vụ bưu chính công ích trong giai đoạn 2016-2020, điều kiện đạt được các tiêu chí về bưu chính đối với các xã nông thôn mới cũng được nâng cao hơn so với điều kiện được quy định tại Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012. Vì vậy, Bộ TTTT đề nghị các địa phương phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quan tâm đảm bảo điều kiện theo quy định để các xã đạt được các tiêu chí theo đúng yêu cầu đặt ra.
 
Câu 30: Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về giám định tư pháp và Thông tư số 24/2013/TT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Một số cán bộ, công chức của Sở đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định bổ nhiệm là Giám định viên tư pháp và trên thực tế đơn vị cũng nhận được yêu cầu giám định tư pháp. Tuy nhiên, việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Đề nghị Bộ TTTT quan tâm, nghiên cứu bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ giám định tư pháp chuyên ngành thông tin và truyền thông cho đội ngũ giám định viên tư pháp của các Sở (Đồng Nai).
Trả lời:
Trong những năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Tư pháp để tổ chức tập huấn nghiệp vụ giám định tư pháp cho các giám định viên tư pháp và người giám định theo vụ việc cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; tiếp tục mở rộng hoạt động này, trong thời gian cuối năm 2018 và đầu năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xem xét, phê duyệt Kế hoạch để tổ chức tập huấn công tác giám định tư pháp cho các đối tượng là các giám định viên tư pháp và người giám định theo vụ việc tại các Sở Thông tin và Truyền thông trong cả nước.
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top