Kinh nghiệm hay của các địa phương trong triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ ba, 26/03/2013 08:50

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được thực hiện trong cả nước, đạt nhiều kết quả nhưng cũng có không ít khó khăn nảy sinh.

img

Hiện chỉ có một vài tỉnh, thành đào tạo đạt được trên 50% kế hoạch năm. Cá biệt như Bắc Kạn đào tạo nghề cho LĐNT trong 6 tháng đầu năm đạt 136,7% (vượt kế hoạch cả năm). Lý do là tỉnh này đặt kế hoạch đào tạo rất thấp (3.000 người), nhưng 6 tháng đã đào tạo được 4.101 người. Hậu Giang và Đồng Nai đều đặt kế hoạch cao nhưng đều đạt đến gần 73% kế hoạch đào tạo năm 2012. Trong hội nghị giao ban toàn quốc mới đây, lãnh đạo của hai tỉnh đã chia sẻ những kinh nghiệm như sau:
 
Đại diện lãnh đạo tỉnh Hậu Giang nêu những cách làm hay của tỉnh, trong đó có nhiều ngành nghề phù hợp được dạy cho LĐNT, nhiều mô hình hay được nhân rộng khiến việc đào tạo nghề đạt hiệu quả khả quan. Đại diện tỉnh Hậu Giang cho biết: “Trong khi thực hiện đề án, vai trò của các cơ sở tạo việc làm sau dạy nghề rất quan trọng, vì đó là đầu ra cho LĐNT sau học nghề, có việc làm mới có hiệu quả được. Hậu Giang là tỉnh có lợi thế nông nghiệp nên việc đào tạo nghề cho LĐNT gặp thuận lợi. Nghề nào có dự báo về nhu cầu việc làm thì các cơ sở mới được đào tạo, không dự báo đầu ra nhất quyết không đào tạo”.
 
Tỉnh Hậu Giang đã có cách làm hay khiến khâu vận hành, thực hiện đề án rất thuận lợi. Sở LĐ-TB&XH của tỉnh này đã tham mưu UBND tỉnh giao hẳn việc đào tạo nghề nông nghiệp cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn vì các trung tâm đào tạo của ngành nông nghiệp có chuyên môn sâu, đào tạo sát thực tế hơn. Các cơ sở dạy nghề của sở LĐ-TB&XH chỉ lo đào tạo nghề phi nông nghiệp, nhưng vai trò quản lý chung thì Sở LĐ-B&XH tỉnh Hậu Giang vẫn là chủ chốt. Ở Hậu Giang, LĐNT xem học nghề là việc quan trọng, người học nghề chủ động “hùn” tiền hỗ trợ từ đề án để xây dựng mô hình, vừa học vừa hành. Các trung tâm đào tạo liên kết nhận hàng cho học viên gia công nên học viên yên tâm học nghề.
 
Với Đồng Nai, ban chỉ đạo thực hiện đề án của tỉnh luôn xác định đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng, từng huyện trong tỉnh. Xác định các ngành công nghiệp, du lịch, thương mại là thế mạnh kinh tế của Đồng Nai nên LĐNT được đào tạo các nghề liên quan đến các ngành này, nhờ đó có thể giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh. Ban chỉ đạo thực hiện đề án tỉnh Đồng Nai có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đoàn thể và cơ quan truyền thông nên thông tin đến với LĐNT một cách đầy đủ, chi tiết nhất. Đồng Nai còn phát hành sách tuyên truyền bỏ túi, đĩa CD tuyên truyền về đào tạo nghề cho LĐNT về từng địa phương, từ đó thông tin đến với người dân nhanh và rộng rãi. Phòng LĐ-TB&XH từng huyện của Đồng Nai phối hợp với các đoàn thể, địa phương về tận thôn, ấp để chiêu sinh, phổ biến các chế độ, chính sách, thông tin ngành nghề và cơ hội việc làm để người dân tự chọn nghề phù hợp với điều kiện bản thân. Cách làm sát thực tế này của Đồng Nai đã giúp tỉnh thực hiện tốt và hiệu quả đề án, tạo điều kiện cho nhiều LĐNT có cơ hội học nghề và có việc làm ổn định.
 

Thúy Hòa
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top