Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cá, lươn, baba

Thứ tư, 27/03/2013 15:43

Các loại bệnh thường gặp ở cá quả, cá trắm, các nguyên nhân cá chậm phát triển và một số bệnh của lươn, ba ba.

img

Cá quả và cá vược có nuôi chung được với nhau không
Hỏi: Tôi muốn nuôi cá quả và cá vược để phát triển kinh tế gia đình nhưng không biết cá quả và cá vược có nuôi chung được với nhau hay không, nếu nuôi được thì kỹ thuật như thế nào, nếu không nuôi được thì tại sao, tôi có thể liên hệ đến đâu để mua được giống cá vược và nhận được sự tư vấn về kỹ thuật nuôi? (Khán giản Bùi Thị Quý ở Giao Thủy, Nam Định)
Trả lời: Anh Trương Văn Trị ở Thái Bình là người thuần hóa thành công con cá vược và có nhiều năm kinh nghiệm nuôi loại cá này. Anh Trị cho biết, có thể nuôi chung con cá vược và cá quả nhưng phải áp dụng những yêu cầu sau đây:
- Thứ nhất, về con giống cần phải có cùng kích thước
- Thứ hai, khi thả giống thì phải thả cá vược trước một tuần cho cá quen với môi trường nước và thức ăn, sau đó mới thả cá quả.
- Thứ ba là cá vược cần môi trường nước sạch hơn cá quả, vì vậy khi nuôi cần chú ý luôn làm sạch môi trường nước cho cá.
- Thứ tư, luôn phải đáp ứng đủ thức ăn cho cá nếu không 2 loại cá này sẽ tấn công nhau.
Anh Trị cũng cho biết thêm là mặc dù có thể nuôi chung nhưng theo anh thì không nên nuôi chung 2 loại cá quả và cá vược vì 2 loại cá này đều là 2 loại cá dữ, chúng rất dễ tấn công nhau, hơn nữa cá quả thường hay mắc bệnh nấm và sẽ lây lan sang cả cá vược, tốt hơn bà con nên nuôi cá vược chung với cá rô phi và cá chép.
Địa chỉ cung cấp cá vược: Anh Trương Văn Trị ở xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, Thái Bình, ĐT: 0936.821.688.

Hỏi: Tôi xin hỏi cá nuôi được 2 tháng tự nhiên mắt bị trắng, mù và chết. Cá bị chết rất nhiều. Vậy nguyên nhân và khắc phục như thế nào? (Đinh Văn Hồng ở Quảng Hòa, Quảng Xương, Thanh Hóa)
Trả lời: Rất có thể ao cá nhà anh bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Phòng và trị bệnh nhiễm trùng vi khuẩn cho cá quả, anh cần:
- Giữ môi trường nước ao sạch sẽ, khử trùng nước thường xuyên. Đối với cá đã bị bệnh, sử dụng kháng sinh TETAXILIN cho cá ăn trong 7 ngày liền. Ngày thứ nhất 100mg/1kg cá/1 ngày. Ngày thứ hai đến ngày thứ 7 là 50mg/1kg cá/1 ngày.

Cá trắm bị cong đuôi
Hỏi: Nhà tôi nuôi cá trắm nhiều năm nhưng tôi quan sát thấy cá trắm rất hay bị cong đuôi. Vậy cá bị làm sao và khắc phục như thế nào? (Vũ Đình Trình ở Bắc Ninh).
Trả lời: Nguyên nhân là do thức ăn của cá thiếu chất khoáng như vôi và mẻ cá sống mà anh chọn mua là mẻ cá sống kém chất lượng. Để khắc phục cần:
- Định kỳ nửa tháng bón vôi cho cá 1 lần.
- Chọn mua các mẻ cá giống có chất lượng.
- Giữ môi trường nước sạch sẽ và cho cá ăn theo chế độ hợp lý

Cá chép bị đen đầu
Hỏi: 3 ngày nay cá chép bị đen đầu, nhiều con bị nổi lên trên mặt nước và bị chết, xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? (Anh Trần Văn Huân - Đông Anh, Hà Nội)
Trả lời: Với biểu hiện như mô tả thì cá chép bị nhiễm khuẩn do môi trường bị ô nhiễm đặc biệt là đáy ao do thức ăn thừa tích lũy dưới đáy ao là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Để khắc phục anh làm như sau: Giảm bớt lượng thức ăn xuống; khử trùng trong môi trường nước bằng 2kg vôi bột trên 100m3 nước hòa với nước té đều khắp ao hoặc dùng chế phẩm VICOTO 1kg thuốc 1500 - 2000m3 nước rải đều khắp ao. Sau chu kỳ nuôi nên cải tạo lại ao. Trị bệnh bằng thuốc Tiên  Đắc 1 trộn thức ăn liên tiếp trong 3 – 5 ngày lượng 1kg thuốc/ 1 tấn cá.              

Cá chậm phát triển
Hỏi: Cá nuôi được hơn 1 năm mà được có mấy lạng, phát triển chậm. Có loại thuốc hay thức ăn nào giúp cá nhanh phát triển hay không? (Ông Trương Trọng Vi - Long Khánh, Đồng Nai).
Trả lời: Nguyên nhân do môi trường sống của cá không tốt, có thể do ao nuôi cá ô nhiễm, nước không đảm bảo hoặc do mật độ nuôi cá quá dày nên cá không lớn được.Cần vệ sinh ao nuôi cá cẩn thận, tạo môi trường tốt cho cá phát triển, anh cũng nên nuôi cá với mật độ thưa, cung cấp đầy đủ thức ăn cho cá. Hiện nay không có thuốc tăng trọng cho cá.

Lươn
Hỏi: Lươn nhà tôi mới bắt về được 2 ngày nay đã thả trong bể xi măng, có lớp bèo và 1 lớp bùn nhưng lươn tự nhiên bị chết, chết ngay khi mới thả vào. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? (Trần Thị Thắm ở Thái Thụy, Thái Bình).
Trả lời: Nguyên nhân do chất lượng con giống không đảm bảo. Chị cần kiểm tra lại nguồn gốc xuất xứ của con giống.

Cách khắc phục ba ba bị sùi ở cổ
Hỏi: Tôi xin hỏi ba ba bị sùi ở cổ và thỉnh thoảng đánh nhau là bị làm sao, cách khắc phục như thế nào? (Nguyễn Trung Kính - Khoái Châu, Hưng Yên).
Trả lời: Có thể do môi trường nước nuôi ba ba của anh bị nhiễm bẩn hoặc có thể do ba ba đến mùa sinh sản thường hay cắn nhau gây nên những vết thương ở trên cổ. Để khắc phục được hiện tượng này, anh cần:
- Thay nước cho ao nuôi, làm sạch, khử trùng ao bằng VICATO 0,5 – 0,8g/1m3
- Dùng AMPIXILIN trộn với mỡ lợn bôi lên vết thương cho ba ba, 1 tiếng sau đó mới thả ba ba xuống ao.

P. Bình
banner
icon

Cổng dịch vụ công
Quốc Gia

Những thông tin thủ tục hành chính
khai báo online tại đây

Xem chi tiết icon
icon

Chính sách
pháp luật Việt Nam

Cập nhật thông tin, chính sách
pháp luật Việt Nam

Xem chi tiết icon
icon

Giới thiệu
Sản phẩm dịch vụ

Nơi giới thiệu những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất dành cho bạn đọc

Xem chi tiết icon

Cổng thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ

Top